Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề án 30 bắt đầu "gọt" chi phí thực hiện thủ tục hành chính

Trả lời câu hỏi về tiến độ triển khai Đề án 30 hiện nay, Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ cho biết, các Bộ, ngành đã bắt đầu thực hiện việc lượng hóa các chi phí xã hội để tuân thủ TTHC, từ đó đề xuất cắt giảm các khoản chi phí này.

Thành công của Đề án 30 sẽ giúp người dân và cả cơ quan hành chính nhà nước không phải chịu cảnh "quá tải" như trên - Ảnh có tính chất minh họa

Theo phân tích của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác), việc tính toán các chi phí tuân thủ TTHC để cắt giảm bao gồm cả chi phí hành chính, chi phí tài chính gián tiếp và chi phí tài chính trực tiếp thực hiện một TTHC đó. Bởi vậy, cốt lõi của phương án cắt giảm để đơn giản hóa TTHC đó có thể là cắt bỏ 1 số hoạt động trong TTHC này, giảm thời gian thực hiện bằng cách đơn giản hóa mẫu đơn, tờ khai, loại bỏ yêu cầu công chứng, chứng thực...., giảm những chi phí tài chính gián tiếp thông qua việc cắt giảm các yêu cầu, điều kiện để thực hiện TTHC, hay giảm chi phí và lệ phí (chi phí tài chính trực tiếp) của TTHC đó.

Lấy ví dụ việc giảm tần suất khai báo thuế giá trị gia tăng thay vì doanh nghiệp phải báo cáo 12 lần/1 năm (báo cáo hàng tháng) xuống còn 4 lần/năm (tức là báo cáo theo quý) cộng với việc giao cho doanh nghiệp được tự in và chịu trách nhiệm quản lý hóa đơn thuế giá trị gia tăng, sẽ giúp hàng năm tiết kiệm được trên 1.000 tỷ đồng cho xã hội.

Hay với phương án đơn giản hóa TTHC cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, cộng với việc có thể giảm mức thu lệ phí trực tiếp xuống còn 100.000 đồng/chứng chỉ (phí cấp chứng chỉ này hiện nay là 200.000 đồng/văn bằng), mỗi năm chúng ta sẽ tiết kiệm được từ 20 đến hơn 34 tỷ đồng chi phí xã hội.

"Con số này còn lớn hơn rất nhiều lần nếu chúng ta đơn giản hóa được từ 30% TTHC trở lên như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, giúp mang lại ý nghĩa kinh tế-xã hội lớn lao cho quốc gia", Bộ trưởng Chủ nhiệm Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Chi phí tuân thủ TTHC = chi phí hành chính + chi phí tài chính gián tiếp + chi phí tài chính trực tiếp.

Giải đáp câu hỏi về cách thức tính toán chi phí tuân thủ TTHC -  công việc đầu tiên nhưng có tính chất quyết định của khâu "cắt giảm" TTHC đang được triển khai hiện nay, ông Ngô Hải Phan, Tổ phó Thường trực Tổ công tác cho hay, việc tính toán chi phí thực hiện 1 TTHC được tiến hành theo 4 công đoạn. Thứ nhất là phân tích và chia nhỏ TTHC thành những hoạt động có thể đo lường được chi phí. Thứ hai, thu thập số liệu để tính toán. Thứ ba, phân tích số liệu và tiến hành tính toán chi phí của TTHC đó. Và cuối cùng là tính toán chi phí sau khi đã đơn giản hóa TTHC, từ đó có thể so sánh được ngay chi phí hiện tại với chi phí sau khi đã được "cắt gọt".

"Tổ công tác cũng đã có văn bản hướng dẫn cụ thể các bước tính toán chi phí tuân thủ TTHC gửi đến các Bộ, ngành nhằm đảm bảo công việc "tính" để "gọt" bớt chi phí TTHC đạt hiệu quả cao nhất", ông Phan cho biết thêm.

Và mặc dù trong khuôn khổ Đề án 30, việc rút ngắn thời gian thực hiện TTHC tương đương với việc giảm chi phí cơ hội cho cá nhân, tổ chức không được tính vào chi phí tuân thủ TTHC, nhưng theo Tổ công tác, trong một số trường hợp, việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người thực hiện thủ tục. Trong trường hợp này, Bộ, ngành có thể gắn việc tính toán chi phí tuân thủ TTHC với việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC, nhằm chứng minh lợi ích của phương án đơn giản hóa TTHC. Ví dụ, việc rút ngắn thời gian hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ giúp doanh nghiệp sớm được bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Hay trường hợp cấp hộ chiếu phổ thông, nếu kiến nghị kéo dài thời gian hiệu lực của hộ chiếu từ 10 năm lên 15 năm thì sẽ giảm được tần suất người dân phải thực hiện TTHC xuống còn 0,7 lần so với trước đây.

"Toàn bộ công việc tính toán chi phí TTHC và lợi ích của việc đơn giản hóa TTHC sẽ hoàn thành trước tháng 3/2010, sau đó các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, luật sư cùng Tổ công tác sẽ cùng ngồi lại để tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả rà soát trước khi trình Chính phủ thông qua phương án đơn giản hóa TTHC vào tháng 6/2010". Đây là tiến độ được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, Tổ trưởng Tổ Công tác, quán triệt tới 88 tổ công tác hoạt động chuyên trách Đề án 30 từ Trung ương đến các địa phương trên cả nước.

(Theo Minh Hằng // Tin Chính phủ)

  • Đẩy nhanh thi công bù tiến độ đã chậm của dự án FSO-5
  • Tổng cục Hải quan thực hiện 15 nhiệm vụ, quyền hạn
  • Thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam
  • 10 sự kiện nổi bật ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2009
  • 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2009
  • Sáu giải pháp đẩy mạnh hoạt động khuyến công năm 2010 của Bộ Công Thương
  • Hải quan bàn chuyện giảm phiền hà cho doanh nghiệp
  • Thành lập phòng hoặc vụ, cục thống kê tại mỗi bộ, ngành
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi