Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề xuất thêm đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề

Viên chức trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, điều tra, khảo sát tài nguyên, môi trường biển, hải đảo tại các đơn vị sự nghiệp Nhà nước có thể được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề từ 15% - 50% trong thời gian thực hiện nhiệm vụ.

Đa số viên chức thực hiện nghiên cứu, điều tra, khảo sát tài nguyên và môi trường biển phải làm việc dài ngày và liên tục trên biển - Ảnh minh họa

Theo dự thảo Quyết định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức thực hiện nghiên cứu, điều tra, khảo sát tài nguyên, môi trường biển, hải đảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo, mức phụ cấp trên được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không tính để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Dự kiến mức phụ cấp thấp nhất là 15%, áp dụng đối với viên chức làm công tác kiểm soát số liệu tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.

Mức phụ cấp cao nhất là 50%, áp dụng cho viên chức làm việc thường xuyên tại các trạm định vị vệ tinh, trạm ra đa biển, trạm quan trắc tài nguyên môi trường biển, hải đảo, phòng thí nghiệm chuyên đề về biển đóng trên địa bàn huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa và trên các giàn khoan dầu khí.

Cần chế độ ưu đãi xứng đáng

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện nay, hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát biển và hải đảo nói chung có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực. Một số ngành như dầu khí, hàng hải, thuỷ sản có tiềm năng kinh tế hoá mạnh mẽ, có khả năng tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Nhưng các mức chế độ ưu đãi về chế độ, chính sách đối với viên chức làm công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát tài nguyên và môi trường biển và hải đảo trong các đơn vị sự nghiệp nhìn chung còn rất thấp hoặc chưa được áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nào.

Trong khi đó, phần lớn các viên chức này đều phải tiến hành công việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng thường xuyên của thời tiết, mưa, nắng thất thường, thời gian làm việc dài ngày và liên tục trên biển, hải đảo (trung bình 7- 9 tháng/năm) ngay cả khi có giông bão, sóng to. Đời sống sinh hoạt đặc biệt khó khăn, thiếu thốn, độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và dễ mắc các bệnh nghề nghiệp.

Thực tế nêu trên ít nhiều ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, khả năng gắn bó với nghề của họ.

Để xây dựng được đội ngũ viên chức có sức chịu đựng sóng gió dẻo dai và kinh nghiệm qua thực tế đi biển, có tinh thần kỷ luật tốt, có ý thức trách nhiệm, tính trung thực, chính xác trong quá trình tác nghiệp, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp thì ban hành chế độ phụ cấp ưu đãi nghề phù hợp với tính chất, đặc điểm lao động và địa bàn làm việc của đội ngũ này giúp cho họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, cống hiến là hết sức cần thiết.

(Theo Thanh Hoài // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi