Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

1/6: Điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường

Công nhân Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội và đại diện khách hàng chốt chỉ số công tơ trong ngày đầu tiên thực hiện giá bán điện mới. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Ngày 15/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định về việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường.

Theo quyết định này, trong năm tài chính, giá bán điện chỉ được điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện hiện hành.

Các thông số đầu vào khác của giá bán điện chỉ được xem xét để điều chỉnh giá bán điện sau khi có báo cáo quyết toán, kiểm toán theo quy định. Thời gian điều chỉnh giá bán điện giữa hai lần liên tiếp tối thiểu là ba tháng. Việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường phải được thực hiện công khai, minh bạch.

Trường hợp cần thiết, Nhà nước sử dụng quỹ bình ổn giá điện và các biện pháp khác để bình ổn giá bán điện nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Trường hợp giá nhiên liệu, tỷ lệ ngoại tệ tại thời điểm tính toán biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện hiện hành và cơ cấu sản lượng điện phát thay đổi so với kế hoạch phát điện hiện hành đã được Bộ Công thương phê duyệt, làm giá bán điện tại thời điểm tính toán giảm từ 5% trở lên so với giá bán điện hiện hành thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh giảm giá bán điện tương ứng, đồng thời báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để giám sát.

Trong trường hợp giá bán điện tại thời điểm tính toán so với giá bán điện hiện hành tăng với mức 5%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh giá bán điện ở mức tương ứng sau khi đăng ký và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời gian 5 ngày, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời và nếu chưa có ý kiến trả lời, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện 5%.

Trong trường hợp giá bán điện tại thời điểm tính toán so với giá bán điện hiện hành tăng với mức trên 5%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương và gửi Bộ Tài chính để thẩm định. Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt sau 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.

Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ mà chưa có ý kiến trả lời, cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh giá bán điện ở mức 5%.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

  • Không đưa 8.000 tỷ đồng lỗ của EVN vào giá điện
  • “Làm giá” doanh nghiệp xây dựng!
  • Nhiều bộ, ngành chậm cắt giảm đầu tư công
  • Từ 1.6: Đảm bảo giá điện sẽ minh bạch
  • Tính thuế thu nhập cá nhân bắt đầu từ 5 triệu đồng: Vẫn là gánh nặng cho người đi làm?
  • Thu nhập 5 triệu miễn thuế: 'trông người ngẫm ta'
  • Tháng 7, thuế thu nhập cá nhân có thể được xem xét
  • “Nút thắt” về giá điện sẽ được tháo gỡ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi