Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, không phá giá VND

NHNN sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước, dựa trên mối tương quan với lãi suất, cán cân thanh toán, lạm phát, không phá giá VND và theo tinh thần ổn định thị trường để tạo điều kiện cho DN sản xuất, kinh doanh.

 

Điều hành tỷ giá linh hoạt, không phá giá VND. Ảnh minh họa

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu khẳng định, việc vừa tăng lãi suất cơ bản, vừa tăng tỷ giá liên ngân hàng, đồng thời giảm biên độ tỷ giá giao dịch giữa USD và VND vào thời điểm này là hoàn toàn phù hợp, nằm trong định hướng không phá giá VND mà chỉ điều chỉnh tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý, dựa trên mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng và diễn biến cán cân thanh toán quốc tế.

Thống đốc cho biết, mặc dù giảm biên độ tỷ giá, nghĩa là nghĩa vụ trả nợ quốc gia có tăng lên, nhưng khi nền kinh tế ổn định thì nợ quốc gia sẽ giảm dần và sẽ được xử lý tốt, vì đây thường là những khoản nợ trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, việc ban hành một loạt các quyết định nói trên cũng tác động mạnh đến DN, nhất là những DN đang vay ngoại tệ. Theo tính toán của NHNN, nếu có tăng thì mức lãi suất tổng cộng cũng chỉ ở khoảng 12,7% và mức này có thể chấp nhận được. Đổi lại, DN sẽ có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu.

Ngoài ra, khi điều chỉnh tỷ giá thì sẽ hạn chế được nhập siêu. Chính sách này khi can thiệp đúng sẽ tạo tâm lý ổn định và lòng tin ở người dân vào các chính sách của Nhà nước.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho rằng, cùng với can thiệp từ NHNN, các Bộ ngành khác cũng sẽ thực hiện rà soát lại các mức thuế, đồng thời xem mặt hàng nhập khẩu nào không cần thiết để hạn chế nhập siêu. Trong cuộc họp ngày 24/11, Thống đốc cho biết, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu một số tập đoàn kinh tế nhà nước xuất khẩu nắm giữ ngoại tệ lớn cần tập trung nguồn tiền đó vào hệ thống ngân hàng và bán cho NHNN.

Thống đốc dự báo, sau một vài ngày nữa, tỷ giá sẽ trở lại mức bình thường (thực tế này đã từng xảy ra). Hiện nay, lượng ngoại tệ trên tài khoản của các tổ chức, DN gửi ở ngân hàng đạt khoảng 10,3 tỷ USD nhưng do có tâm lý "ngại" VND mất giá nên đã có tình trạng găm giữ ngoại tệ ở các DN.

Trong thời gian tới, NHNN sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt tùy theo diễn biến của thị trường nhưng theo tinh thần phải ổn định để các DN có điều kiện kinh doanh tốt hơn.

Bên cạnh đó, theo NHNN, ước tính lạm phát tháng 11/2009 vào khoảng 0,5-0,6%. Như vậy, trong cả năm 2009 lạm phát đã được kiểm soát tốt. Việc tăng lãi suất cơ bản có thể khiến giá sản phẩm của DN tăng, nhưng DN sẽ tự cân đối được để đảm bảo tính cạnh tranh đồng thời cũng sẽ giúp DN tiết kiệm vốn, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu.

Về quyết định sẽ không tiếp tục hỗ trợ lãi suất ngắn hạn (theo Quyết định 131 có thời hạn kết thúc vào ngày 31/12/2009), Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, nếu đã nâng lãi suất cơ bản mà vẫn giữ gói hỗ trợ này thì không có ý nghĩa.  

Thống nhất mức huy động bằng VND không quá 10,5%/năm

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo các ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam sau khi ban hành các quyết định tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu và giảm biên độ tỷ giá.

Theo đó, tại cuộc họp, đại diện các ngân hàng đã có thống nhất, các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước sẽ áp dụng lãi suất huy động VND ở mức thích hợp, trong đó mức cao nhất không quá 10,5%/năm để tạo sự ổn định mặt bằng lãi suất chung.

Những trường hợp tăng lãi suất huy động cao hơn mức này, phá vỡ mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường, thanh tra ngân hàng tiến hành xem xét toàn diện hoạt động của tổ chức tín dụng đó.

Đồng thuận với các giải pháp điều hành của NHNN, Hiệp hội Ngân hàng cũng sẽ tổ chức vận động các ngân hàng thành viên thực hiện tốt các chủ trương và Quyết định mới về các mức lãi suất và tỷ giá.

Theo quyết định mới, từ ngày 1/12/2009, lãi suất cơ bản sẽ tăng từ 7% lên 8%. Như vậy, lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với nhu cầu vay sản xuất kinh doanh nếu áp ở mức trần sẽ là 12%. Hiện nay, một số ngân hàng thương mại đang áp dụng lãi suất huy động VND phổ biến ở mức từ 9,5% - 9,99%/năm.

 

(Theo Giang Oanh // chinhphu)

  • Đào tạo nhân lực - giải pháp đột phá công nghệ thông tin
  • Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Đầu tư chủ yếu từ vốn Nhà nước
  • Chấm dứt chế độ cấp phép tần số vô tuyến điện
  • Luật An toàn thực phẩm có điều chỉnh sản phẩm khai thác tự nhiên?
  • Tách bạch nhiệm vụ xã hội với hiệu quả kinh doanh
  • Hợp tác công - tư: Hướng đi mới để thu hút đầu tư
  • Ba bên phối hợp thu ngân sách
  • Vật liệu thân thiện với môi trường: Đã thực sự thân thiện?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi