Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hợp tác công - tư: Hướng đi mới để thu hút đầu tư

Phát biểu trước hơn 200 nhà đầu tư trong và ngoài nước, đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, Việt Nam rất coi trọng việc thu hút đầu tư nước ngoài và hiện đang có kế hoạch thực hiện mô hình hợp tác công - tư (PPP) để huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài cho lĩnh vực phát triển hạ tầng. Một khi mô hình này được thực hiện thì đôi bên cùng có lợi...

Mô hình hợp tác lý tưởng

Hiện nay, trong lĩnh vực phát triển hạ tầng, Việt Nam đang rất cần mô hình PPP. Theo ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn từ khu vực tư nhân và mô hình hợp tác PPP là lý tưởng để kích thích nguồn tài chính, thu hút nhà đầu tư cho lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mô hình hợp tác PPP nếu không biết cách tiếp cận bằng một quy trình minh bạch, công khai sẽ dễ dẫn đến tham nhũng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, cần đồng bộ hóa thực hiện mô hình này bằng những bài toán nghiên cứu khả thi, đạt chuẩn quốc tế, xác định được khoảng trống hiệu quả. Nếu không phát hiện ra được khoảng trống này thì nhà đầu tư không tham gia, nếu làm tốt thì doanh nghiệp sẽ tham gia đấu thầu một cách rộng rãi.

Theo đó, sẽ có một cơ chế toàn diện về mô hình hợp tác PPP để thực hiện một cách đồng bộ. Quan trọng hơn hết, mô hình này phải cân bằng giữa hai yếu tố là phải có những dự án được soạn thảo từ phía Chính phủ và tính hiệu quả mang lại từ các báo cáo nghiên cứu khả thi. Sau đó sẽ đưa vào kế hoạch đấu thầu thì sẽ chọn được nhà đầu tư thích hợp. Nhà đầu tư luôn muốn có lợi nhuận cao nhất và Chính phủ Việt Nam cũng muốn có sản phẩm giá rẻ để cung cấp cho người dân. Do đó, cách tốt nhất để thực hiện trong thời gian tới là chúng ta sẽ bỏ tiền làm các nghiên cứu khả thi, tính hiệu quả của dự án, những gì dự án cần hỗ trợ. Tuy nhiên, hỗ trợ thế nào, bằng hình thức nào thì phải dựa vào từng dự án cụ thể. Sau đó chúng ta sẽ đưa ra đấu thầu công khai, rộng rãi để chọn nhà đầu tư phù hợp nhất.

Sẽ không hồi tố với nhà đầu tư

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài còn tỏ ra băn khoăn về việc bảo lãnh đầu tư dự án. Theo họ, trong tương lai sẽ có thể có những thay đổi đối với các dự án đang được thực hiện theo phương thức BOT, PPP có sự bảo lãnh của Chính phủ. Nếu những dự án chưa có sự bảo lãnh từ phía Chính phủ thì nhà đầu tư sẽ bị thiệt thòi. Làm thế nào để nhà đầu tư cảm thấy yên tâm, không lo lắng đối với những thay đổi mới sẽ làm ảnh hưởng đến những thỏa thuận trong các ký kết ban đầu? Vấn đề này, ông Đặng Huy Đông khẳng định, khi nhà đầu tư nước ngoài muốn huy động vốn đầu tư dự án thì bắt buộc họ phải có một sự bảo lãnh nào đấy từ phía Chính phủ Việt Nam. Khi Chính phủ đã cam kết với tất cả những nhà đầu tư thì sẽ không hồi tố những gì thay đổi trong tương lai nếu có. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ sự thay đổi nào đấy do những yếu tố bắt buộc thì Chính phủ Việt Nam sẽ có sự tính toán kỹ càng để bù đắp các khoản thiệt hại cho nhà đầu tư.

PPP là mô hình huy động vốn từ bên ngoài mà không có sự bảo lãnh từ phía Chính phủ, nhà đầu tư sẽ không mang nợ Chính phủ và đây sẽ là mô hình hợp tác phát triển lý tưởng nhất trong bối cảnh hiện nay, nhà đầu tư sẽ cảm thấy thoải mái, giảm rắc rối và tự tin hơn khi thực hiện dự án. Kinh nghiệm cho thấy kết hợp vốn Nhà nước, vốn tư nhân và vốn vay thương mại sẽ khai thác tối đa hiệu quả nguồn lực của các bên, thỏa mãn nhu cầu về vốn và đáp ứng về mức độ khó, phức tạp của dự án nhằm mang lại các sản phẩm, công trình có lợi ích gia tăng cho cộng đồng xã hội. “Hiện nay chúng tôi đang tập trung vào mô hình PPP vì một khi được thiết lập, mô hình này sẽ giải quyết được những vướng mắc của nhà đầu tư”, ông Đông nói.

 

(Theo KỲ TÂN // Báo Bình Dương)

  • Ba bên phối hợp thu ngân sách
  • Vật liệu thân thiện với môi trường: Đã thực sự thân thiện?
  • Không quy định lãi suất cơ bản trong Luật Ngân hàng?
  • Nhiều tiềm năng tạo nguồn nhiên liệu sinh học
  • Kỳ vọng qua những con số
  • Làm rõ trách nhiệm đầu tư ngoài ngành tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
  • Sẽ hỗ trợ phát triển cho DNNVV
  • 5 ý kiến về thủ tục hành chính đăng ký thang bảng lương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi