Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần sẽ được xóa nợ thuế?

Doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần sẽ được xóa nợ thuế?
Việc xóa nợ thuế, tiền phạt được áp dụng với các khoản phát sinh trước 1/7/2007.

Hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp nhà nước đã giải thể, doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa, doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sở hữu theo hình thức giao, bán sẽ được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.

Đó là nội dung đáng chú ý trong dự thảo quyết định của Thủ tướng về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 1/7/2007, đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến nhân dân.

Để được xóa nợ, các đối tượng trên phải đáp ứng điều kiện, gồm: gặp khó khăn và không thanh toán được nợ thuế hoặc đã thôi không còn kinh doanh và không thanh toán được nợ thuế.

Đối với doanh nghiệp nhà nước đã giải thể thì phải đảm bảo đồng thời các điều kiện, gồm: phải là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập; đã giải thể trước ngày 1/7/2013.  

Những doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành cổ phần hóa còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 1/7/2007, để được xóa nợ các khoản tiền thuế, tiền phạt phải chưa được giảm vốn nhà nước có tại doanh nghiệp, đồng thời kết quả kinh doanh đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp bị lỗ, kết quả kinh doanh đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần bị lỗ…

Số tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 1/7/2007 được xóa tối đa bằng số lỗ luỹ kế đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp hoặc đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần. Việc xóa nợ được áp dụng đối với tiền thuế nợ, tiền phạt phát sinh trước ngày 1/7/2007 đến nay chưa nộp ngân sách nhà nước.

Tiền thuế được xóa bao gồm: thuế môn bài, thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế nhà đất, thuế lợi tức, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khấu hao cơ bản, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (trừ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất).

Đối với tiền phạt bao gồm: tiền phạt chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Theo dự thảo, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xem xét xóa nợ đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân; doanh nghiệp nhà nước đã giải thể. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm xem xét xóa nợ đối với các trường hợp còn lại.

(Theo Vneconomy)

  • “Không để tàu Vinashin, Vinalines bị giữ thành “tàu ma”
  • 21.700 tỷ đồng nâng lương tối thiểu công chức?
  • Nhiều mặt hàng tăng giá theo xăng dầu
  • “Sốc” với kết quả kiểm tra mũ bảo hiểm
  • Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2013
  • Ba lý do khiến dân mâu thuẫn đất đai với lâm trường
  • Đến 2020, người Việt ra đường không cần mang giấy tờ tùy thân
  • Khuôn mặt mới của “cuộc chiến” chống chuyển giá?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi