Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Độc quyền khai thác chương trình truyền hình cáp ngoại?

Nhiều ý kiến không đồng tình vì giao cho một đơn vị khai thác các chương trình quốc tế sẽ dễ sinh độc quyền.
 


Truyền hình thu tiền ngày càng cạnh tranh và phát triển.
Trong ảnh: Lắp truyền hình cáp của nhà cung cấp HTVC. Ảnh: HTD

Ngày 22-10, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức lấy ý kiến các doanh nghiệp tại TPHCM về dự thảo quy chế về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền, mục đích nhằm đưa ra các quy chuẩn cho ngành kinh doanh mới này. Đây là văn bản dự thảo luật đầu tiên của ngành kinh doanh truyền hình trả tiền.

Tách bạch các đối tượng để quản lý

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, từ trước tới nay có một bất cập là truyền hình trả tiền được thực hiện theo quy định của Luật Báo chí, chủ yếu có những chính sách điều chỉnh về nội dung. Còn vấn đề liên quan đến hạ tầng, dịch vụ, chất lượng kỹ thuật chưa được điều chỉnh một cách phù hợp.

Còn theo ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, sắp tới sẽ tách bạch bốn đối tượng để quản lý, bao gồm: nhà cung cấp nội dung là đài truyền hình; nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật mạng; đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình thu tiền và người tiêu dùng. Mỗi đơn vị sẽ được quản lý theo một tiêu chuẩn và quy định khác nhau sao cho phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng xác định lại vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ, hoạt động chủ yếu là kết hợp với các đài, các chủ thể này sẽ có vai trò rõ ràng hơn và sẽ được pháp luật công nhận thay vì hoạt động trong hoàn cảnh không được bảo đảm an toàn về trách nhiệm như trước đây. Các vấn đề về thời lượng quảng cáo, tin nhắn trúng thưởng sẽ do chính các nhà cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm về tính chân thật chứ không thể đùn đẩy trách nhiệm như trước đây.

Đặc biệt, việc khai thác các chương trình nước ngoài sẽ do một đơn vị duy nhất được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Đây sẽ là đơn vị hoạt động phi lợi nhuận, sẽ chịu trách nhiệm và kiểm duyệt các chương trình thu từ nước ngoài, sau đó cung cấp lại cho các doanh nghiệp.

Lo ngại về nguồn thu

Mặc dù quy chế mới được xem là nút thắt về hoạt động truyền hình trả tiền và được phần lớn doanh nghiệp đồng thuận nhưng vẫn không ít doanh nghiệp e ngại với một số nội dung sắp ban hành.

Theo ông Trần Văn Úy, Giám đốc Truyền hình cáp SCTV, nghị định có quy định về quảng cáo khắt khe hơn và thời lượng bị giới hạn bởi nhiều yếu tố. Theo ông Úy, việc hoạt động và mua các chương trình không chỉ dựa duy nhất vào nguồn thu phí từ khách hàng. Cho nên việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp, trong khi đó các doanh nghiệp lớn của nước ngoài thì không bị quy định như vậy nên nguồn thu họ khá lớn, từ đó phát triển thêm các chương trình hay.

Theo ông Phan Chí Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Truyền thông VTCI, một khó khăn khác là các quy định về phát các chương trình chính trị. Thực tế, các doanh nghiệp làm truyền hình thu tiền là các đơn vị kinh doanh, khán giả sẽ chọn xem những chương trình thu hút. Vì thế việc phát các chương trình đơn thuần chính trị quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, trong khi đó thị trường cạnh tranh khá gay gắt.

Bên cạnh đó, có khá nhiều ý kiến phản hồi xung quanh việc chỉ cho một đơn vị duy nhất khai thác các chương trình quốc tế. Bà Trương Thị Kiều Nga, Phó Giám đốc HTVC, cho biết việc đưa một đơn vị khai thác cho tất cả doanh nghiệp truyền hình trả tiền có thể ảnh hưởng nhiều thứ. Cụ thể như về thời gian, một chương trình do đài tự khai thác thì thời gian có thể khá ngắn nhưng nếu giao cho một đơn vị thì thời gian có thể kéo dài, gây ra nhiều khó khăn cho việc sắp xếp lịch phát sóng, hoặc các đơn vị khai thác mua các chương trình không thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.

Còn theo ông Vũ Bá Tâm, Giám đốc Công ty Truyền hình cáp Hải Dương, việc giao cho một đơn vị khai thác sẽ dễ sinh độc quyền hay những tiêu cực. Trong khi đó, các đài đang phải hết sức ganh đua với nhau, cho nên cần phải xem lại quy định để cho một đơn vị khai thác, có thể bổ sung thêm vài đơn vị.

Truyền hình thu tiền phát triển mạnh

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trên cả nước hiện đã có 47 đơn vị được cấp phép hoạt động truyền hình cáp. Chín đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp đang phục vụ khoảng trên hai triệu thuê bao (tăng hơn 20 lần so với năm 2003). Trong đó, VCTV là nhà cung cấp truyền hình cáp lớn nhất với trên 600 ngàn thuê bao, sau đó là SCTV có 550 ngàn thuê bao và cuối cùng là HTVC chiếm 500 ngàn thuê bao.

(Theo Bá Huy (Pháp Luật TPHCM) // Nguoilaodong Online)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi