Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động công nghiệp và thương mại quí III/2009

Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế - xã hội cũng như tình hình công nghiệp và thương mại 9 tháng năm 2009, dự kiến thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành năm 2009 so với thực hiện năm 2008 như sau :

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 8,5-9%;

Giá trị gia tăng công nghiệp khoảng 3,2-3,8%, công nghiệp và xây dựng khoảng 4,5-5%;

Kim ngạch xuất khẩu đạt 57-59 tỷ USD, giảm 5,9- 9%;

Kim ngạch nhập khẩu ở mức 67-70 tỷ USD giảm 13,3-17%;

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 1.150 ngàn tỷ đồng, tăng 18,8%; CPI khoảng 6-7%.

Để đạt được mục tiêu trên, góp phần vào tăng trưởng GDP nền kinh tế (dự kiến đạt 5-5,2%), toàn ngành Công Thương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2009... và các văn bản chỉ đạo khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp sau:

- Tiếp tục phấn đấu đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và xuất khẩu hàng hóa với tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất có thể.

- Thực hiện có hiệu quả các gói kích thích kinh tế của Chính phủ, nhất là gói kích cầu thị trường nội địa và việc hỗ trợ lãi suất vay để tiêu thụ máy móc, thiết bị, vật tư theo Quyết định 497/QĐ-TTg mà Bộ Công Thương chủ trì thực hiện, cùng các Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2009.

 - Tăng cường hoạt động theo dõi, kiểm tra kiểm soát, quản lý các diễn biến của thị trường hàng hóa để chủ động xử lý những phát sinh nhằm bảo đảm tốt nguồn cung ứng những mặt hàng trọng yếu với giá cả ổn định như xăng dầu, phân bón, sắt thép, giấy in, xi măng, gạo, dược phẩm...

- Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các công trình, dự án cần phải hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2009, nhất là các công trình nguồn điện, lưới điện, các dự án tăng cường năng lực sản xuất hàng xuất khẩu...

- Tăng cường các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu, hợp tác quốc tế. 

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; ổn định tổ chức và hoạt động của các Sở Công Thương; quan tâm chỉ đạo có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển khoa học công nghệ, đào tạo, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, khuyến công, môi trường, an toàn công nghiệp...

(Tin tham khảo)

  • Tổng thu ngân sách nhà nước bằng 70,4% dự toán năm
  • Kiến nghị không tiếp tục một số chính sách miễn, giảm thuế
  • Ðể Nhà máy lọc dầu Dung Quất vận hành ổn định và an toàn
  • Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nhiều sản phẩm Việt
  • Công nghiệp “bắt đà” tăng
  • Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ vận hành và bảo dưỡng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
  • Tránh quản lý bằng mệnh lệnh hành chính
  • Sớm xử lý tồn tại kỹ thuật ở nhà máy Dung Quất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi