Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải tỏa nhiều thắc mắc của doanh nghiệp

Trong trường hợp hàng đã lên tờ hải quan và về đến cảng, nhưng chưa kiểm hóa, thì doanh nghiệp có được bán cho khách hàng và xuất hóa đơn không?

Đó là một trong những thắc mắc được doanh nghiệp nêu ra tại Hội thảo “Đối thoại giữa Cục Hải quan TP.HCM với các doanh nghiệp” do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Cục Hải quan TP.HCM tổ chức mới đây. 

“Công ty có nhập khẩu về mặt hàng có module quang với thuế nhập khẩu là 6% và thuế VAT là 10%, nhưng những nhà nhập khẩu khác lại nhập các mặt hàng này với mức thuế 5%”, một doanh nghiệp nêu vấn đề và đặt câu hỏi: doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan nào để giải quyết vướng mắc về mã số HS của hàng hoá như trên? Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn đề nghị hướng dẫn thủ tục gia hạn cho hàng hoá nằm lại Việt Nam sau khi kết thúc triển lãm 30 ngày.

Ông Nguyễn Trọng Hùng, Cục phó Cục Hải quan TP.HCM cho biết, những câu hỏi nêu trên của doanh nghiệp đều có câu trả lời trong Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, Thông tư 79 dày hơn 100 trang, trong đó tập hợp nhiều loại văn bản mới, Cục Hải quan TP.HCM phải mất 2 ngày để tập huấn cho cán bộ.

Xung quanh thắc mắc của một số doanh nghiệp về mã hàng hóa HS, ông Hùng cho biết: “Việc áp mã số hệ thống HS rất phức tạp, thế giới có hẳn ủy ban chuyên nghiên cứu về mã số HS. Khi phát hiện bất cập từ mã HS, doanh nghiệp phải báo ngay cho hải quan để điều chỉnh”. Ông Nguyễn Hà Phương, Phòng Xuất nhập khẩu Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) thì tỏ ra lo lắng về việc triển khai hải quan điện tử thời gian tới. “Vinamilk là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện hải quan điện tử, qua 4 năm thấy cũng tạm ổn”, ông Phương nói và lo lắng không biết thời gian tới, Vinamilk sẽ làm thủ tục ở đâu, vì nghe nói sẽ giải thể hải quan điện tử. 

Về vấn đề này, ông Hùng cho biết, thủ tục hải quan điện tử phải hướng tới phục vụ phần lớn doanh nghiệp, nhưng qua 4 năm thực hiện, tại TP.HCM, chỉ có 370 doanh nghiệp tham gia, Hải Phòng có khoảng 300 doanh nghiệp. Thời gian tới, hải quan điện tử vẫn tiếp tục được thực hiện, trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của mô hình cũ và khắc phục những mặt hạn chế, để bảo đảm những doanh nghiệp đã tham gia không bị xáo trộn, còn doanh nghiệp mới tham gia được hưởng nhiều tiện ích.

“Thời gian qua, nhiều thủ tục tại Cục Hải quan TP.HCM đã được cải tiến, như trang bị máy xếp hàng tự động, xây dựng phần mềm quản lý tờ khai…”, ông Hùng cho biết và cũng thừa nhận thực tế là một số nhân viên Cục Hải quan làm việc chưa nghiêm túc, lợi dụng chức vụ làm trái quy định, gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp. Sắp tới, vấn đề này sẽ được sẽ kiểm tra, nếu phát hiện sẽ xử lý thật nghiêm.

Được biết, đối thoại giữa Cục Hải quan TP.HCM với các doanh nghiệp là một trong những hoạt động trong Hệ thống “Đối thoại doanh nghiệp – Chính quyền Thành phố”. Hệ thống này được UBND TP.HCM thành lập và triển khai từ tháng 11/2002 dưới 2 hình thức: đối thoại trực tuyến qua mạng Internet và đối thoại trực tiếp… “Riêng hoạt động đối thoại trực tuyến tại website: http://www.doithoaidn.hochiminhcity.gov.vn, nếu năm 2007, đã có 1.636 doanh nghiệp tham gia và 6.156 vướng mắc được tháo gỡ, thì trong 6 tháng đầu năm, có thêm 500 doanh nghiệp đăng ký và hơn 1.000 vướng mắc được tháo gỡ kịp thời”, ông Phong cho biết.

(Theo Thanh Vũ // Báo đầu tư )

  • EVN tiếp nhận lưới điện hạ áp tại 1.567 xã
  • 1.382 tỷ đồng xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam
  • “Phục hồi kinh tế toàn cầu thông qua các hợp tác xã”
  • 3 yêu cầu đối với tái cơ cấu ngành điện
  • Bộ Nông nghiệp và PTNT: Triển khai qui hoạch phát triển cây cao su
  • Sẽ có khoản thu mới khi giá dầu thô biến động tăng
  • Khởi động thông quan điện tử
  • Sẽ tập trung xử lý ô nhiễm nguồn nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi