Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Nông nghiệp và PTNT: Triển khai qui hoạch phát triển cây cao su

Sáng ngày 30-7, tại hội trường 2-9 (TP.Pleiku) Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hồ Xuân Hùng đã chủ trì Hội nghị triển khai Quyết định 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc qui hoạch phát triển cây cao su đến 2015 và tầm nhìn 2020. Tham gia Hội nghị có đại diện các bộ, ngành liên quan, lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh trồng cao su cùng lãnh đạo các công ty cao su đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.


Theo Quyết định 750, đến năm 2010, trên cả nước tiếp tục trồng mới 70 nghìn ha cao su, nâng diện tích cao su trên cả nước lên 650 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 800 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỉ USD, mở rộng công suất chế biến khoảng 220 nghìn tấn. Đến năm 2015 tiếp tục trồng mới 150 nghìn ha cao su và đến năm 2020 diện tích cao su sẽ ổn định 800 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 2 tỉ USD.
 
Để đạt được mục tiêu trên  cần trồng đến 150 nghìn ha cao su trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng và chuyển đổi từ đất rừng nghèo…Tuy vậy, tại Hội nghị đa số lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh nêu ra nhiều khó khăn trong vấn đề phát triển diện tích cao su, đặc biệt việc chuyển rừng nghèo sang trồng cao su hiện nay cũng gặp khó khăn và chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể cũng như quy định rõ ràng về trữ lượng gỗ của rừng nghèo và thế nào là rừng nghèo kiệt.
 
Từ những bất cập như đã nêu, năm nay 5 triệu cây giống cao su của các doanh nghiệp tại Gia Lai chuẩn bị để trồng đã phải tìm cách xuất sang Lào và Campuchia để giảm bớt thiệt hại, tuy vậy chỉ mới giải phóng được 1/2 số lượng…
 
Hội nghị đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT cần nhanh chóng có hướng dẫn cụ thể để có thể triển khai công tác phát triển diện tích cao su đúng thời gian theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

(Theo Minh Dưỡng- Nguyễn Diệp // Báo Gia Lai)

  • Sẽ có khoản thu mới khi giá dầu thô biến động tăng
  • Khởi động thông quan điện tử
  • Sẽ tập trung xử lý ô nhiễm nguồn nước
  • Hiệu trưởng trung học phải biết ngoại ngữ
  • Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 : Xác định rõ định hướng ưu tiên
  • Hạn chế xà xẻo vốn công
  • Hoạt động kiểm toán: Báo cáo để có báo cáo thôi!
  • Đầu tư 100% cho thông tin khí tượng thủy văn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi