Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm thuế, giá xăng dầu vẫn khó giảm

Chính phủ đã quyết định giảm thuế nhập khẩu xăng dầu từ 20% xuống còn 15% - 17% và sử dụng quỹ bình ổn giá, nhiều độc giả đã hy vọng giá xăng dầu sẽ giảm. Tuy nhiên các công ty xăng dầu đều cho biết sẽ khó có thể giảm giá.

Giá xăng dầu khó có thể giảm như hy vọng của người tiêu dùng - Ảnh: D.Đ.Minh - Thanh Niên

Theo một số công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối, giá  bán lẻ xăng dầu sẽ khó giảm xuống dù đã được giảm thuế nhập khẩu và sử dụng quỹ bình ổn giá do những ngày gần đây, giá xăng dầu thế giới vẫn tiếp tục tăng.

Theo tính toán của TCT xăng dầu VN (Petrolimex), từ đầu tháng 4 đến nay, mức chênh lệch giữa giá xăng dầu cơ sở và giá bán lẻ luôn trên 7% (ngày 20.4 là 8,3%), mỗi lít xăng, dầu được bán ra, Petrolimex lỗ 1.000 đồng.

Có khả năng thuế nhập khẩu có thể phải tiếp tục giảm nữa vì giá thế giới không có dấu hiệu giảm trong khi giá bán lẻ xăng, dầu ở các nước láng giềng đã cao hơn so với Việt Nam.

Theo Petrolimex, tại Trung Quốc, giá xăng bán lẻ tương đương 18.995 đồng/lít; tại Lào tương đương 20.105 đồng/lít; tại Singapore tương đương 24.765 đồng/lít và giá tại Campuchia tương đương 20.437 đồng/lít. Trong khi đó, giá bán lẻ xăng tại Việt Nam là 17.490 đồng/lít (giá Petrolimex vùng I).

Theo tìm hiểu, khi xây dựng mức thuế suất nhập khẩu 20% cho mặt hàng xăng dầu, các nhà quản lý đã tính toán với mức giá dầu thô trên thị trường thế giới biến động trong khoảng 75 - 95 USD/thùng.

Trong lần giảm thuế nhập khẩu xăng dầu lần này, vào ngày 19.4, giá dầu thô tại thị trường New York (Mỹ) trung bình trong vòng 30 ngày qua mới ở mức 84 USD/thùng thì Bộ Tài chính đã đồng ý cho giảm thuế nhập khẩu xăng, dầu xuống còn 15-17%.

Chưa hết, Bộ Tài chính còn đồng thời cho phép doanh nghiệp tiếp tục được sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu 500 đồng/lít xăng, 400 đồng/lít dầu để bù đắp khoảng chênh lệch giữa giá cơ sở với giá bán hiện hành. Mặc dù đã tiến hành cả 2 biện pháp nhưng doanh nghiệp vẫn kêu lỗ.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết: Bộ vẫn giữ quan điểm như văn bản đã yêu cầu các doanh nghiệp là giãn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu theo quy định của Nghị định 84 về quản lý giá xăng dầu đến hết tháng 6.2010 và trong thời gian trước mắt chưa điều chỉnh giá.

Ông Thỏa nói thêm: Việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu là biện pháp chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân để bình ổn giá.

Về khả năng tiếp tục giảm thuế, ông Thỏa nói: Mức độ giảm thuế nhập khẩu xăng dầu như thế nào tùy thuộc vào biến động của thị trường dầu thô thế giới và phần còn lại của quỹ bình ổn giá. Tính đến nay quỹ bình ổn giá xăng dầu có gần 2.000 tỉ đồng.

Với mức tiêu thụ hiện tại và mức được trích từ quỹ 500 đồng/lít xăng, dự tính quỹ bình ổn "xả" dần 60 - 70 ngày là hết quỹ. Trong trường hợp giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng, Bộ Tài chính đã tính đến các kịch bản để ứng phó, tuy nhiên ông Thỏa từ chối tiết lộ thông tin chi tiết về các kịch bản này.

(Theo Lê Hạnh // Thanh Niên)

  • Bộ Công Thương kiến nghị bỏ 38 dự án thủy điện
  • VUSTA tập hợp, thu hút trí thức tham gia xây dựng đất nước
  • Báo cáo Quốc hội về Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
  • Ngành phần mềm Việt Nam: Hợp đồng lớn thuộc về nước ngoài
  • Bộ Công Thương bàn chuyện phát triển thương mại mậu biên
  • Triển khai hải quan điện tử còn chậm
  • Bộ Công Thương đề nghị cấp mã đăng ký cho kinh doanh TMĐT
  • Bộ Tài chính cam kết giữ giá xăng, dầu, điện, than
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi