Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Công Thương bàn chuyện phát triển thương mại mậu biên

Hàng trăm xe tải chờ hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam xếp hàng dài 2 km chờ vào bãi kiểm hóa cửa khẩu Tân Thanh (chụp sáng ngày 10-4-2010)- Ảnh: Hồng Văn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết bộ này đang tổng hợp các giải pháp để ổn định phát triển xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn sau khi hàng nông sản xuất khẩu thường bị ùn tắc, bị các đối tác ép giá gây thiệt hại cho các thương nhân Việt Nam.

Trước mắt, theo ông Tú, Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị tại Lạng Sơn giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các thương nhân, thương lái, môi giới, khai thuê hải quan và các doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn để lắng nghe ý kiến nhiều phía. Sau đó, Bộ Công Thương sẽ đề xuất Chính phủ về cơ chế, chính sách đầu tư mở rộng bến bãi giao nhận, kho tập kết hàng, đấu nối các đường giao thông cửa khẩu và hạ tầng thương mại.

Quan trọng nhất trong các giải pháp của Bộ Công Thương là xây dựng chính sách nhằm liên kết từ thương nhân, thương lái, môi giới, khai thuê hải quan và các nhà đầu tư dịch vụ bến bãi để đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển chuỗi xuất khẩu từ nơi sản xuất tới nơi xuất khẩu.

Trong khi đó, theo Ban quản lý bãi kiểm hóa Tân Thanh, hiện nay mỗi ngày có hơn 200 xe tải chở nông sản Việt Nam chờ xuất sang Trung Quốc nhưng năng lực của bãi kiểm hóa chỉ giúp làm thủ tục cao nhất được 170 xe tải mỗi ngày, có ngày xe tải chở hàng đổ về hơn 300 chiếc, làm tắc nghẽn mọi tuyến đường trong cửa khẩu.

Còn tại cửa khẩu Cốc Nam chuyên về hàng tiểu ngạch, do đường giao thông giữa Việt Nam và Trung Quốc tại cửa khẩu chưa đấu nối nên mỗi ngày, hàng xuất khẩu tiểu ngạch của Việt Nam chỉ bốc dỡ và đưa qua Trung Quốc khoảng 10 xe tải container hàng hóa.

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi