Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gói kích cầu mới: Vẫn phải “kích” đúng chỗ

Chương trình hỗ trợ lãi suất ngắn hạn chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc. Một số ý kiến cho rằng, để phát huy sự tăng trưởng kinh tế có tính vững chắc hơn ở giai đoạn sau khủng hoảng, Chính phủ cần có gói kích cầu thứ hai giúp DN trong nước có đủ thế và lực để phục hồi và tận dụng cơ hội phát triển giai đoạn hậu khủng hoảng. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng, Chính phủ nên chấm dứt gói kích cầu bởi thực hiện hỗ trợ lãi suất kéo dài sẽ làm yếu năng lực cạnh tranh của DN. DĐDN ghi lại một số ý kiến của DN về vấn đề này.

- Câu chuyện về việc nên tiếp tục hay dừng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất đang là chủ đề nhiều DN quan tâm ?

Ông Vũ Duy Hải :

Nguồn vốn là một trong những điều kiện sống còn của DN, nhất là thời điểm khó khăn như hiện nay. Vì vậy DN nào cũng mong muốn tiếp cận được với nguồn vốn với lãi suất thấp để sử dụng một cách có hiệu quả. Các hiệu ứng của gói kích cầu thứ nhất của Chính phủ đã phát huy tác dụng và hiệu quả. Chúng ta cũng dễ nhận thấy nền kinh tế đang có những tác động mạnh mẽ.

- Yếu tố công bằng trong gói hỗ trợ lãi suất ?

Ông Vũ Duy Hải :

 
Ông Vũ Duy Hải - TGĐ công ty CP Vinacam

Chính phủ nên sớm bỏ gói kích cầu vì với chính sách này có sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các DN được hỗ trợ lãi suất với các DN không được hỗ trợ lãi suất. Có thể nói hỗ trợ lãi suất chính là nuôi dưỡng sự ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Ông Hà Huy Thắng :

Theo tôi, gói hỗ trợ lãi suất là sự quan tâm của Chính phủ cho tất cả các DN trong khó khăn.

Tuy nhiên, có thể do đối tượng mở ra rất rộng, khả năng kiểm soát, trình độ, thời gian và các điều kiện không đáp ứng sẽ tạo ra những kẽ hở để một số đối tượng lợi dụng. Khi triển khai cho vay dựa trên những quy định của luật pháp, phải có sự kiểm tra kiểm soát thường xuyên của các cơ quan chức năng, nếu phát hiện vi phạm cần kiên quyết xử lý nặng. Trong quá trình thẩm định dự án, nếu thấy dự án nào cần nhiều lao động, dự án nào đóng góp cho kinh tế dân sinh, có thể tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo, dự án nào có thể tạo điều kiện cho nông dân phát triển... thì cần phải hỗ trợ vốn.

- Vậy nếu việc triển khai gói kích cầu lần thứ hai được thông qua, thì cần nâng cao yếu tố nào để có hiệu quả tốt nhất ?

Ông Vũ Duy Hải :


Ông Hà Huy Thắng - TGĐ  công ty CP XNK Petrolimex

Đúng là gói hỗ trợ lãi suất thứ nhất đã giúp các DN cơ cấu nguồn vốn kịp thời trong khó khăn. Theo tôi, chính sách hỗ trợ bao giờ cũng được DN hưởng ứng và mong muốn. Tuy nhiên, "đáy" nền kinh tế đã đi qua rồi, các DN nên chủ động hơn với việc huy động nguồn vốn. Không nên ỷ lại vào ngân hàng. Và nếu có triển khai gói hỗ trợ lãi suất lần hai nên định hình những đối tượng cụ thể phù hợp với thực tế, đảm bảo giải quyết những khó khăn trước mắt cho các dự án đang thiếu vốn ở các vùng nông thôn, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng... Qua đó, sẽ giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. 

Ông Hà Huy Thắng :

Các DN ở thời điểm nào cũng đã chuẩn bị cho mình những nội lực trước những biến động của nền kinh tế. Hiện tại có nhiều kênh huy động vốn khá đa dạng, tuy nhiên DN muốn tiếp cận nguồn vốn tốt, DN phải tạo được sự minh bạch, tạo được sự tín nhiệm cho mình.

Nếu gói kích cầu lần hai đạt được các yêu cầu: đúng mục đích, thủ tục cho vay nhanh, phải có sự kiểm tra kiểm soát thường xuyên liên tục các dự án cho vay, các giải pháp đưa ra phải linh động. Nếu luồng vốn này vào đúng địa chỉ, đúng yêu cầu DN sẽ có sức bật rất nhanh. Nếu vào không đúng, hoặc tạo ra nhiều kẽ hở và gây nên tình trạng mất mát, tham nhũng, rủi ro... không những không chống được suy giảm kinh tế mà sẽ làm cho lạm phát tăng lên và lòng tin bị suy giảm.

- Xin cảm ơn các ông !
 
Bùi Kiến Thành: Không nên là "bầu sữa" ngân sách

Chính phủ nên trợ lực để DN không bị "sốc" nhưng không thể lại lấy ngân sách nhà nước ra để hỗ trợ được. Vô hình chung điều đó sẽ làm ngân sách nhà nước tiếp tục bị thâm thủng. NHNN nên hạ lãi suất chiết khấu và lãi suất cấp vốn cho NHTM với yêu cầu NHTM phải giảm lãi suất cho vay ở mức tương ứng cho DN. Hơn thế, NHNN quản lý lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế và luôn đủ tiền để nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.

Gói hỗ trợ thứ 2 (nếu có) này không nên có thời gian tối đa cũng như có một đối tượng DN cụ thể nào đó. NHTM có trách nhiệm giám định dự án của DN với tính khả thi cụ thể và thời gian cho vay đương nhiên sẽ tùy thuộc vòng đời của từng dự án. Hơn nữa điều này sẽ không phân biệt DN mà chỉ phân biệt dự án.

(Theo Hải Ngọc // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Đề nghị kéo dài thời gian vay có hỗ trợ lãi suất
  • Thành lập Tổ chuyên gia về chính sách nhà ở
  • Điện sạch: Ước mơ không xa vời
  • Dự thảo Luật Thuế nhà đất nhìn từ ngân sách
  • Giải pháp thu thuế trong những tháng cuối năm
  • Yêu cầu có giải pháp đột phá trong chỉ đạo kinh tế
  • Sắp trình Chính phủ kế hoạch “hậu” kích cầu
  • Xây dựng mô hình tập đoàn kinh tế lĩnh vực cơ khí, xây dựng: Đừng là phép cộng đơn thuần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi