Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng mô hình tập đoàn kinh tế lĩnh vực cơ khí, xây dựng: Đừng là phép cộng đơn thuần

 
Hệ thống băng tải vận chuyển than tại cảng Cửa Ông - Quảng Ninh. Ảnh: Bá Hoạt

Khẳng định mô hình phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước là hướng đi đúng,song Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khíViệt Nam (VAMI) cho rằng, cần hết sức thận trọng để bảo đảm hiệu quả,tránh tình trạng "phép cộng đơn thuần" mà không phát huy được thế mạnhcủa mỗi doanh nghiệp (DN), mỗi thương hiệu khi tham gia tập đoàn.

Câu hỏi về cơ cấu tập đoàn

Tạihội thảo "Bàn về việc thành lập tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực xâydựng, cơ khí, lắp máy Việt Nam", do VEA và VAMI tổ chức mới đây, đa sốcác đại biểu cho rằng, mục tiêu chuyển đổi từ các tổng công ty sanghoạt động theo mô hình tập đoàn là bước đi tất yếu, nhằm tăng cườngtích tụ về vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận,xác lập lại cơ cấu sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơntrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trên thực tế, các tập đoànnhư Dầu khí quốc gia, Điện lực, Công nghiệp Than - khoáng sản... ngaysau khi đi vào hoạt động đã tăng nhanh năng lực sản xuất, kinh doanh,đóng góp to lớn cho việc bảo đảm cung ứng một số sản phẩm hàng hóa,dịch vụ thiết yếu; đặc biệt, cùng với các tổng công ty lớn của Nhà nướcgiữ vai trò chủ đạo trong điều tiết vĩ mô và tham gia tích cực vào việcbảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, qua đó có thể thấy, để các tập đoànhoạt động một cách chuyên nghiệp, nên gắn các tổng công ty, công tycùng chuyên ngành thành một tập đoàn. Thực tế nếu đầu tư trái ngành,trái nghề sẽ không phát huy hiệu quả mà còn mất dần đội ngũ cán bộ quảnlý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề. Ví dụ rõ nhất là các tập đoànchuyên ngành kinh tế - kỹ thuật đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, chứngkhoán, bất động sản... mà không chú trọng đến lĩnh vực mũi nhọn đã ảnhhưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội. Việc này Chính phủ đã có chỉ đạochấn chỉnh kịp thời. Mặt khác, mô hình tập đoàn phải hoạt động đangành, nhưng thực tế nước ta có những đặc thù riêng, mỗi ngành có thếmạnh riêng, thị trường riêng và đối tác độc lập. Vì vậy phải dựa trênnguyên tắc tự nguyện vì lợi ích quốc gia, tránh hiện tượng "phép cộngđơn thuần". Các DN đều có chung mục đích tăng thị phần và lợi nhuận,nhưng điều này chỉ thực hiện được khi DN đã có thương hiệu và bản sắcriêng trên thị trường. Để xây dựng được thương hiệu, gắn với những côngtrình công nghiệp, đi sâu vào tiềm thức khách hàng là quá trình lâudài, khó khăn. Do đó, khi hình thành tập đoàn phải rất lưu ý, không nênđể mất đi thương hiệu mạnh bằng việc sáp nhập các DN với nhau.

Phản biện mô hình tập đoàn của Bộ Xây dựng

Vừaqua, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập Tập đoànBất động sản do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làmnòng cốt và Tập đoàn Công nghiệp xây dựng do Tổng Công ty Sông Đà làmnòng cốt. Tập đoàn Bất động sản là tập hợp của các đơn vị trong lĩnhvực xây dựng dân dụng, phát triển nhà ở và khu đô thị. Trong khi đó,Tập đoàn Công nghiệp cũng là tập hợp của các DN lĩnh vực xây dựng nhàmáy điện, chế tạo máy, sản phẩm cơ khí... Tuy nhiên, theo báo cáo VEAvà VAMI gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hai hiệp hội này kiến nghị thànhlập 2 tập đoàn theo mô hình khác. Thứ nhất, Tập đoàn Xây dựng côngnghiệp, dân dụng, bất động sản do Tổng Công ty Sông Đà làm nòng cốt.Thứ hai, Tập đoàn Công nghiệp cơ khí lắp máy do Tổng Công ty Lắp máyViệt Nam (Lilama) làm nòng cốt. VEA và VAMI cho rằng nên tách hai lĩnhvực xây dựng công trình và cơ khí chế tạo - lắp máy thành 2 tập đoànkhác nhau. Bởi, trên thực tế ở các công trình năng lượng cho thấy, nếulà dự án thủy điện, phần xây dựng thường chiếm 60-70%, còn phần lắp máychiếm 30-40%. Nhưng với các công trình nhiệt điện, xi măng thì ngượclại, phần lắp máy thiết bị cơ khí chiếm tới 70% còn phần xây dựng chỉchiếm 30%.

Vớiviệc sắp xếp như trên, các tập đoàn sẽ tập hợp được sức mạnh tổng hợpnhư vốn, nhân lực, kỹ thuật có tính chất chuyên ngành cao; mỗi tập đoànsẽ phát huy được thế mạnh riêng về kinh nghiệm tích lũy được trongnhiều thập kỷ cũng như trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân, tránh tìnhtrạng trái ngành nghề, manh mún và thiếu sự thống nhất... Và điều quantrọng là từ lâu, Đảng, Chính phủ đã có chủ trương xây dựng ngành cơ khíthành một ngành kinh tế mũi nhọn, nếu có tập đoàn nêu trên sẽ tập hợpđược các lực lượng hoạt động trong lĩnh vực cơ khí làm cơ sở phát triểnngành cơ khí lớn mạnh.

Lýdo để VEA và VAMI đưa ra kiến nghị trên được cho là vì hai hiệp hội nàycó nhiều DN được cơ cấu tham gia hai tập đoàn do Bộ Xây dựng đề xuất.

(Theo Khánh Khoa // Hanoimoi Online)

  • Thay thế 100% cầu yếu trên quốc lộ vào năm 2020
  • Việt Nam nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh
  • Thị trường viễn thông Việt Nam: Bão hòa kiểu… nửa vời
  • Điện mua ngoài EVN sẽ ngày càng tăng cao
  • Cần cơ chế thoáng hơn trong xây nhà xã hội
  • Hơn 10 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam
  • Hải quan và doanh nghiệp: Thiếu tiếng nói chung
  • Nguy cơ thừa xi măng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi