Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hải quan Malaysia với việc triển khai Chương trình doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt

Cùng với khát vọng của Chính phủ nhằm biến Malaysia trở thành một quốc gia thương mại toàn cầu thông qua việc phát triển hệ thống giao nhận hiệu quả, Hải quan Malaysia (RCM) đã thực hiện Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt (AEO) và Kế hoạch Khách hàng vàng của Hải quan (CGC). Kế hoạch này tạo thuận lợi cho việc vận chuyển liên tục trong dây chuyền cung ứng nhờ quy trình hải quan đơn giản, tự động hóa và hiệu quả.

Trong giai đoạn tiếp cận ban đầu, khái niệm AEO và Kế hoạch CGC đã được Hải quan Malaysia thực hiện nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có độ tuân thủ pháp luật cao và thiết lập mối quan hệ tốt giữa hải quan và doanh nghiệp. Cơ quan Hải quan xác minh và cấp phép AEO thông qua việc đánh giá hệ thống kế toán, báo cáo và năng lực tài chính của doanh nghiệp. Đến năm 2007, bên cạnh yêu cầu về mặt tuân thủ pháp luật cao, trong Kế hoạch CGC và khái niệm AEO, Hải quan Malaysia còn nhấn mạnh đến mối quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu an ninh dây chuyền cung ứng. Để thực hiện điều này, các doanh nghiệp AEO phải ký văn bản thỏa thuận với cơ quan Hải quan cam kết tuân thủ các yêu cầu của Hải quan và phải chịu trách nhiệm đối với bất kì sai sót nào trong quá trình nộp thuế.

Thông qua việc thực hiện Chương trình AEO, Hải quan Malaysia hy vọng sẽ thực hiện được Khung tiêu chuẩn đảm bảo an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu.

Điều kiện để trở thành doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt

Theo Hải quan Malaysia, các doanh nghiệp muốn được công nhận là doanh nghiệp AEO thì họ phải đáp ứng các điều kiện sau.

Một là, doanh nghiệp phải thể hiện mức độ tuân thủ cao về pháp luật Hải quan và các quy định khác. Khi có yêu cầu thể hiện sự tuân thủ, doanh nghiệp phải cung cấp chứng cứ về việc thành lập doanh nghiệp theo quy định của Ủy ban quản lý doanh nghiệp Malaysia (CCM). CCM hoạt động từ ngày 16 tháng 4 năm 2002 và là cơ quan theo xây dựng và soạn thảo các quy định về quản lý doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh. Do đó, các công ty nộp đơn xin AEO phải nộp chứng nhận đăng ký do CCM cấp. Trong quá trình xét cấp doanh nghiệp AEO, Hải quan Malaysia xem xét cả lịch sử tuân thủ của doanh nghiệp, trong đó có xem xét việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất.

Hai là, doanh nghiệp nộp đơn xin cấp AEO không được nợ thuế hải quan.

Ba là, doanh nghiệp AEO phải thực hiện hệ thống kế toán phù hợp với các nguyên tắc kế toán chung được công nhận, cụ thể gồm: Doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả các biện pháp an ninh về công nghệ thông tin nhằm chống lại việc truy cập của đối tượng bất hợp pháp; có hệ thống điện tử duy trì, lưu giữ kế toán, thống kê máy móc, nguyên liệu thô, hàng hóa được sản xuất; có kết quả kiểm toán tốt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa; có khả năng đưa ra các báo cáo liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đúng thời gian, chính xác, toàn diện và dễ dàng xác minh; nộp bản sao Báo cáo kiểm toán hàng năm gần nhất cùng với đơn xin phép trở thành doanh nghiệp AEO để cơ quan Hải quan đánh giá.

Bốn là, doanh nghiệp phải duy trì và đưa ra các báo cáo phù hợp để sau này cơ quan Hải quan có thể xác minh. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải nộp Báo cáo kiểm toán hàng năm cho cơ quan Hải quan để đánh giá.

Năm là, doanh nghiệp phải nộp thuế thông qua dịch vụ Chuyển tiền điện tử (EFT).

Sáu là, doanh nghiệp phải ký Biên bản ghi nhớ với cơ quan Hải quan và nộp một khoản bảo lãnh chung.

Cuối cùng, về vận chuyển hàng hóa: Nếu như cơ quan Hải quan không đồng ý với việc bố trí sắp xếp vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp thì cơ quan Hải quan có quyền đưa ra điều kiện đối với công ty giao nhận khi tham gia vào hoạt động vận chuyển của doanh nghiệp.

Nộp đơn xin công nhận doanh nghiệp AEO

Đơn xin cấp doanh nghiệp AEO phải do những người có thẩm quyền của doanh nghiệp nộp, ví dụ như người chủ sở hữu hoặc giám đốc. Nếu như đơn xin cấp AEO do người khác nộp thì người đó phải được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ủy quyền.

Trước khi cấp phép AEO, thẻ đọc thông minh và phần mềm liên quan sẽ được cài đặt tại trụ sở của doanh nghiệp. Thẻ thông minh sẽ được cấp cho người có thẩm quyền của doanh nghiệp. Tất cả các giao dịch liên quan đến hải quan sẽ được thực hiện trên mạng Internet nhằm đảm bảo an toàn trong việc gửi đơn xin cấp AEO và các giao dịch.

Nhờ thẻ thông minh, doanh nghiệp AEO không phải khai báo cơ quan Hải quan các giao dịch về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa và hàng hóa bán trong nước. Tất cả các giao dịch được thực hiện thông qua Internet, bao gồm cả đơn yêu cầu cấp phép AEO. Doanh nghiệp phải cung cấp những thông tin cơ bản về hàng hóa như số công - ten - nơ, tên tàu và mô tả chung về hàng hóa. Sau đó quyết định thông quan được cấp phép tự động.

Về nộp thuế, hệ thống sẽ tính thuế dựa trên báo cáo thống nhất định kỳ do doanh nghiệp gửi qua Internet. Sau đó, doanh nghiệp thông báo cho ngân hàng nộp thuế và chuyển tiền điện tử cho Hải quan. Tiếp theo, Hải quan sẽ xác nhận việc thu thuế. Việc nộp thuế được thực hiện trên cơ sở định kỳ. 

Quy trình xử lý hàng hóa nhập khẩu và thông quan của doanh nghiệp AEO

Quy trình bắt đầu thực hiện với việc lô hàng rời khỏi một nước xuất khẩu. Khi đó khách hàng sẽ được nhận thông tin về lô hàng từ nhà cung cấp và hãng vận chuyển và gửi đến cơ quan Hải quan. Trước khi lô hàng đến cảng, hệ thống CGC sẽ ra quyết định thông quan điện tử tự động và in lệnh thông quan. Hệ thống CGC sẽ thực hiện việc gửi thông tin giải phóng hàng hai chiều của hải quan đến cảng. Sau đó, hãng giao nhận sẽ thông quan thực tế tại cảng nhờ lệnh giải phóng hàng điện tử và chuyển hàng vào kho. Việc tiếp theo là cán bộ hải quan có thẩm quyền cập nhật thông tin thông quan hàng hóa vào hệ thống CGC. Khi đó, việc thông quan thực tế tại cảng đã hoàn tất.

Hệ thống CGC có thể chuẩn bị báo cáo tổng thể về hàng hóa nhập khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc sử dụng thiết bị đầu cuối CGC. Báo cáo tổng thể được ký điện tử và nộp qua Internet. Hệ thống CGC thông báo cho doanh nghiệp về số thuế phải nộp. Sau đó, khách hàng được Ngân hàng thông báo đã chuyển khoản thuế qua dịch vụ EFT cho cơ quan Hải quan.

Xác minh thông tin do doanh nghiệp cung cấp

Việc xác minh tuân thủ được Hải quan Malaysia thực hiện trong vòng 3 -  6 tháng sau khi cấp giấy chứng nhận AEO. Việc khảo sát thực tế nơi sản xuất, lưu trữ và xếp hàng / dỡ hàng của doanh nghiệp được thực hiện thông qua các biện pháp an ninh và thủ tục phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp AEO và phân tích rủi ro.

Lợi ích của doanh nghiệp AEO

Việc thực hiện có hiệu quả Chương trình AEO là cách tốt nhất để cân bằng giữa an ninh và tạo thuận lợi thương mại. Sau đây là một số lợi ích mà doanh nghiệp AEO được hưởng.

Một là, hàng hóa của doanh nghiệp AEO không phải mất thời gian chờ thông quan vì họ không phải khai báo hải quan theo mẫu thông thường. Nhờ có Quyết định thông quan tự động, doanh nghiệp AEO có thể thông quan hàng hóa một cách nhanh chóng.   

Hai là, việc thông quan được thực hiện với thủ tục hải quan đơn giản và thông tin tối thiểu. Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp các thông tin cơ bản về lô hàng, ví dụ như số công ten nơ, số xe, tên tàu, thông tin mô tả chung về hàng hóa và việc cấp phép tự động.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp được hưởng các lợi ích khác như thủ tục hoàn thuế đơn giản thông qua thủ tục tự tính toán, được thực hiện kiểm tra sau thông quan; hoãn nộp thuế; giao dịch được thực hiện thông qua Internet; tăng khả năng cạnh tranh; giảm chi phí xuất khẩu và nhập khẩu; tạo lập một môi trường thông quan nhanh và an toàn./.

 

( Theo Tổng cục Hải Quan )

  • Kế hoạch hành động của Tổ chức Hải quan Thế giới về các quy tắc xuất xứ ưu đãi
  • Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam thăm và làm việc với Hải quan Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
  • Hiện trạng Mẫu dữ liệu WCO
  • Hải quan trong thế kỷ 21
  • Chiến lược của Hải quan Mỹ giai đoạn 2009 – 2013 nhằm tạo thuận lợi thương mại
  • Phân cấp, giao quyền và trách nhiệm trực tiếp
  • Kỷ niệm 5 năm công tác phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu
  • Tới 2015 có thể sẽ cấp giấy chứng nhận nhà đất qua mạng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi