Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hạn chế xà xẻo vốn công

Nhằm đối phó với tình trạng các dự án đầu tư, đặc biệt là từ nguồn vốn ngân sách bị sử dụng không hiệu quá, lãng phí, hay thất thoát, Chính phủ đang gấp rút hoàn thành nghị định về giám sát và đánh giá dự án đầu tư. SGTT trao đổi với một trong những tác giả chính, ông Nguyễn Xuân Tự, vụ phó vụ Giám sát và thẩm định đầu tư, bộ Kế hoạch và đầu tư. Ông Tự nói:

Nghị định này thể chế hóa luật Đầu tư xây dựng cơ bản mà Quốc hội thông qua ngày 19.6 vừa qua, trong đó bổ sung thêm điều 40a là đánh giá, giám sát các dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau. Đối với những dự án dùng 30% vốn của Nhà nước trở lên sẽ có nội dung đánh giá, giám sát chi tiết và đầy đủ. Những dự án khác không dùng vốn nhà nước, thì Nhà nước chỉ quản những vấn đề như quy hoạch, đất đai, môi trường,… tức là chỉ tập trung vào những gì thuộc thẩm quyền của Nhà nước, còn những nội dung khác thì chủ đầu tư tự quyết định vì là tiền của họ.

Trong báo cáo vừa công bố, Kiểm toán Nhà nước cho rằng các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước là thất thoát, lãng phí. Liệu nghị định giúp giảm nhẹ tình trạng này?

Tôi nghĩ, nếu nghị định được thiết kế tốt thì chắc chắn sẽ hiệu quả. Ví dụ, chủ đầu tư là tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải theo dõi dự án của họ và báo cáo lên cấp trên. Qua hệ thống đó, các cơ quan nhà nước biết được các dự án có sử dụng vốn nhà nước được triển khai, sử dụng như thế nào. Mục đích của nghị định không phải là đợi làm sai để xử lý, mà là phát hiện các sai phạm trong quá trình thực hiện để kịp thời chấn chỉnh. Tức là phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Một số bộ cho rằng, họ không có trách nhiệm với các dự án đầu tư của các tập đoàn thuộc chủ quản. Cơ chế nào để giám sát trách nhiệm của bộ chủ quản, chủ đầu tư, và ban quản lý dự án khi các dự án bị phát hiện có vấn đề?

Hiện nay các bộ chỉ phê duyệt các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, trong khi các tập đoàn, DNNN còn sử dụng nhiều nguồn vốn khác ngoài vốn nhà nước. Với vốn tín dụng mà không phải do Nhà nước bảo lãnh thì các bộ và uỷ ban nhân dân sẽ có trách nhiệm theo dõi, giám sát hạn chế hơn. Trong trường hợp đó, các tập đoàn và DNNN phải chịu trách nhiệm với các dự án đầu tư của mình.

Nhưng, sẽ kỷ luật ai nếu phát hiện sai phạm?

Hiện nay chủ đầu tư vẫn là người chịu trách nhiệm chính về kết quả của dự án. Còn ban quản lý dự án chỉ là cơ quan giúp việc cho chủ đầu tư và chịu trách nhiệm với chủ đầu tư. Tóm lại, chủ đầu tư phải là người chịu trách nhiệm cao nhất nếu dự án có vấn đề.

Vậy nguồn lực nhà nước ở đâu để có thể giám sát tất cả các dự án đầu tư mà số lượng lên tới hàng chục ngàn/năm?

Việc này gồm ba hoạt động chính là theo dõi, kiểm tra và đánh giá. Chúng tôi sẽ chi tiết hoá các chỉ tiêu theo dõi cho ba cấp liên quan là ban quản lý dự án và chủ đầu tư; bộ chủ quản, uỷ ban nhân dân; bộ Kế hoạch và đầu tư và Chính phủ. Trách nhiệm của ba cấp này giống như hình chóp nón, mà ở dưới thực hiện theo dõi nhiều chỉ tiêu hơn, càng lên trên thì số chỉ tiêu sẽ ít đi. Như vậy thì việc kiểm tra, đánh giá mới thực hiện được.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá là định kỳ nhưng phải theo kế hoạch. Có nghĩa là căn cứ vào nguồn lực, tài chính thì lên kế hoạch kiểm tra tính khả thi, không có nghĩa là tất cả các dự án trong một kỳ phải kiểm tra và đánh giá hết, mà tuỳ theo nguồn lực tài chính, con người mà có kế hoạch cho phù hợp.

Việc kiểm tra, đánh giá với các dự án đầu tư của tư nhân và FDI sẽ như thế nào?

Theo tinh thần luật đã được Quốc hội thông qua, nghị định sẽ có chế tài tới tất cả các dự án đầu tư kể cả FDI và tư nhân. Nhưng điều 40A của luật sửa đổi đã ghi rõ, là những dự án FDI, tư nhân và ít hơn 30% vốn nhà nước thì bị giám sát theo bốn chỉ tiêu chính là quy hoạch, sử dụng đất, môi trường, và tiến độ thực hiện dự án. Đây là những vấn đề Nhà nước cần nắm. Nhà nước không can thiệp các công việc khác của chủ đầu tư, ví dụ như huy động vốn…

Theo quy định hiện nay, các dự án thuộc mọi loại hình sẽ bị rút giấy phép nếu không triển khai sau khi được bàn giao mặt bằng 12 tháng, nhưng thực tế lại khác, làm lãng phí rất lớn nguồn đất đai và vật lực. Nghị định này có tính đến thực tế này?

Thực ra, hệ thống giám sát của Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nếu hệ thống đó mà tốt thì các dự án không triển khai, có vấn đề như trên sẽ bị rút giấy phép. Nhưng về bản chất, chúng ta không muốn rút giấy phép, mà giúp đỡ chủ đầu tư triển khai được. Trường hợp bất đắc dĩ, chủ đầu tư không triển khai thì mới rút giấy phép chứng nhận đầu tư nhằm tạo cơ hội cho nhà đầu tư khác.

Tóm lại, mục đích mà chúng ta hướng tới là các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước phải có hiệu quả hơn. Nhưng, nghị định này là chỉ là một trong các giải pháp, vì thế, chúng ta không thể kỳ vọng sau khi có nghị định này thì tất cả mọi thứ đều sẽ trở nên tốt đẹp.

( Theo Tư Giang // SGTT Online)

  • Hoạt động kiểm toán: Báo cáo để có báo cáo thôi!
  • Đầu tư 100% cho thông tin khí tượng thủy văn
  • CPI tháng 7 tăng 0,52%
  • Công khai báo cáo kiểm toán năm 2008
  • Kinh tế các ngành 6 tháng cuối năm: Triển vọng và Thách thức
  • Hạ thủy tàu chở ô tô đầu tiên sản xuất tại Việt Nam
  • Ngành đường sắt phấn đấu giải ngân 49 tỷ đồng
  • 3 yêu cầu đối với tái cơ cấu ngành điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi