Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làm rõ trách nhiệm đầu tư ngoài ngành tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước

 
Đến 31/12/2008, tổng mức đầu tư của EVN vào lĩnh vực chứng khoán là 214 tỷ đồng. Ảnh: Đức Thanh

Dù nguồn vốn chủ sở hữu còn khiêm tốn, vốn vay ngân hàng lên tới 286.918 tỷ đồng, nợ phải thu chiếm tới 38,26% vốn chủ sở hữu… nhưng nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn mạnh tay vào chứng khoán, bất động sản...

Điều này khiến nhiều đại biểu Quốc hội bức xúc khi cho ý kiến vào Báo cáo Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thực hiện.

Theo báo cáo Giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, có tới 47 tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, góp vốn quỹ đầu tư.

Số tiền đầu tư ngoài ngành này tăng rất mạnh, từ mức 6.434 tỷ đồng năm 2006 lên 16.190 tỷ đồng vào năm 2007.

Và kết thúc năm 2008, các tập đoàn, tổng công ty đã “đổ” vào thị trường tài chính với số tiền lên tới 21.164 tỷ đồng.

Kết quả của việc đầu tư “trái tay” này là hiệu suất đầu tư (lợi nhuận/vốn đầu tư) của của 47 tập đoàn, tổng công ty vào năm 2006 chỉ đạt 7,41%.

Năm 2007, mặc dù thị trường chứng khoán bùng nổ, nhưng hiệu suất đầu tư chỉ đạt 9,24%. Còn năm 2008, thời gian thị trường chứng khoán rơi vào suy thoái, hiệu suất đầu tư vào lĩnh vực tài chính của các tập đoàn, tổng công ty chỉ đạt 4,78%.

“Khi thị trường chứng khoán suy giảm mạnh, các quỹ đầu tư đều có giá trị tài sản ròng giảm phổ biến từ 40-60%, các loại chứng khoán và các khoản đầu tư góp vốn trong danh mục đầu tư của một số đơn vị bị ảnh hưởng, phải thực hiện đánh giá lại và trích lập dự phòng rủi ro khiến hầu hết các tập đoàn, tổng công ty bị lỗ hoặc không phát sinh lợi nhuận trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán và góp vốn vào quỹ đầu tư”, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền cho biết.

Theo Báo cáo Giám sát thì tính đến 31/12/2008, tổng mức đầu tư của Tập đoàn Điện lực ViệtNamvào lĩnh vực chứng khoán là 214 tỷ đồng.

Cũng tính tới thời điểm này, các tập đoàn góp vốn vào quỹ đầu tư gồm Tập đoàn Dầu khí ViệtNam(368,9 tỷ đồng), Tập đoàn Công nghiệp cao su ViệtNam(271 tỷ đồng), Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy ViệtNam(144 tỷ đồng)… đều không phát sinh lợi nhuận trong năm 2008.

Trong 3 năm qua, quy mô vốn chủ sở hữu của hầu hết các tập đoàn, tổng công ty không chỉ được bảo toàn mà được bổ sung tăng liên tục. Tuy nhiên, theo bà Phạm Thị Loan (đại biểu Hà Nội) điều này không biết nên tự hào hay phải đánh giá lại cơ cấu sử dụng nguồn vốn của những đơn vị này. “Việc bổ sung vốn trong 3 năm gần đây được tập trung rất lớn vào những lĩnh vực đầu tư không bền vững là chứng khoán, bất động sản”, bà Loan phát biểu.

Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty hiện nắm giữ tới 1/3 tổng đầu tư toàn xã hội, nên theo bà Loan, nếu không có chấn chỉnh kịp thời sẽ dẫn tới việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư có xu hướng mất cân đối, thậm chí lệch lạc.

Lý do chính là những khoản đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty đều mang yếu tố ngắn hạn, mục tiêu lợi nhuận được xem là “tối thượng” thay vì đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư vào những lĩnh vực mà các doanh nghiệp có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh  (Hải Phòng) và nhiều đại biểu khác cũng bày tỏ sự lo ngại trước việc nhiều tập đoàn, tổng công ty quá “say sưa” với việc đầu tư vào lĩnh vực tài chính trong các đơn vị này đang thiếu nguồn lực để đầu tư vào phát triển các dự án quan trọng mà Nhà nước đã giao. Chính vì vậy, ông Vinh đề nghị, Chính phủ cần có biện pháp quản lý hữu hiệu hoạt động đầu tư ra ngoài ngành của các đơn vị được giao nắm giữ trọng trách những ngành huyết mạch của nền kinh tế.

“Phải có cơ chế yêu cầu các trụ cột của nền kinh tế tập trung tối đa nguồn vốn vào những lĩnh vực chính, bởi nếu không trong những lúc thị trường tài chính tăng trưởng mạnh, đem lại lợi nhuận cao nhất thời, các tập đoàn, tổng công ty sẽ sao nhãng việc đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh chính, làm mất cân đối nguồn vốn”, ông Vinh đề xuất.

Đầu tư dàn trải, đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực mà tập đoàn, tổng công ty không có kinh nghiệm sẽ dẫn tới làm mất nguồn vốn nhà nước. Với nỗi lo này, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết  (An Giang) đề nghị Chính phủ chấn chỉnh ngay hoạt động đầu tư tràn lan ở một số đơn vị, nhất là việc sử dụng vốn nhà nước đầu tư như lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản…

“Vốn Nhà nước chỉ tập trung vào những ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với nhiệm vụ của tổng công ty, tập đoàn Nhà nước và chỉ đầu tư cho những đơn vị có đủ nhân lực, tài lực để thực hiện”, bà Tuyết nói.

Đối với những đơn vị đã “lỡ bước”, theo bà Tuyết phải kiên quyết xử lý, xử lý dứt điểm các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài.

“Phải làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân gây thất thoát vốn nhà nước, không thể để vốn đầu tư của Nhà nước tiếp tục bị thất thoát do đầu tư vào những lĩnh vực có nhiều rủi ro”, bà Tuyết kiên quyết đề nghị.

(Theo Mạnh Bôn // Báo đầu tư )

  • Sẽ hỗ trợ phát triển cho DNNVV
  • 5 ý kiến về thủ tục hành chính đăng ký thang bảng lương
  • Dự án đường Hồ Chí Minh có thể chậm tiến độ 3 năm
  • Hai dự án, một mối lo...
  • Xuất khẩu vẫn khó, nội địa khởi sắc
  • Bộ Công Thương xin xuất khẩu hàng vạn tấn khoáng sản
  • Cần có luật để quản 30 tỷ USD Nhà nước đầu tư vào kinh doanh
  • Thiết bị sử dụng năng lượng có thể phải dán nhãn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi