Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hướng tới hạ giá thành điện năng tại Việt Nam

Tại hội thảo về “Các nguồn năng lượng mới” được tổ chức ngày 21/12, các đại biểu đã đưa ra các giải pháp tận dụng nguồn năng lượng tái tạo mới cũng như việc sử dụng tiết kiệm năng lượng hiện tại và trong tương lai.

Hướng tới hạ giá thành điện năng


Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải, việc xem xét các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và phát triển bền vững.

Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo, năng lượng sạch khá dồi dào. Nguồn năng lượng này có khả năng thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch và các dạng năng lượng nhập khẩu.

Ngoài ra, năng lượng tái tạo còn có vai trò quan trọng đối với phát triển điện khí hóa nông thôn, cung cấp điện cho những khu vực vùng sâu vùng xa mà lưới điện không thể tới được, đáp ứng mục tiêu điện khí hóa nông thôn của Chính phủ.

Vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu của chiến lược là đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội; trong đó năng lượng sơ cấp năm 2010 đạt khoảng 47,5-49,5 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), đến năm 2020 đạt khoảng 100-110 triệu TOE, đến năm 2025 khoảng 110-120 triệu TOE và đến năm 2050 khoảng 310-320 triệu TOE.

Đặc biệt, mục tiêu của chiến lược là tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020 và khoảng 11% vào năm 2050.

Để đạt được mục tiêu đó, Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và hoàn thiện bộ khung pháp lý về phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo Việt Nam.

Trong năm 2009, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng mới và tái tạo Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 và dự thảo Nghị định khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo.

Dự thảo đề xuất cơ chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, tập trung vào việc hỗ trợ điện khí hóa cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo bằng nguồn năng lượng tái tạo; hỗ trợ phát triển các dự án nguồn điện nối lưới khả thi về kinh tế sử dụng năng lượng tái tạo; hỗ trợ phát triển hoạt động sản xuất nhiệt bằng nguồn năng lượng tái tạo; hỗ trợ phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ năng lượng tái tạo.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải, việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ở Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, hạ giá thành sản phẩm và đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng.

Cần có chính sách hỗ trợ để phát triển

Nhận định về tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, Giám đốc Trung tâm tư vấn năng lượng Tô Quốc Trụ cho biết, các nguồn năng lượng gió có tiềm năng 1.800 MW, mặt trời 4-5 kWh, khí sinh học hơn 150 MW, sinh khối hơn 800MW, rác thải 350MW, địa nhiệt 340MW và năng lượng thủy điện nhỏ, dưới 30MW có tiềm năng khoảng 4.000MW/năm.

Ưu điểm của các dự án này là có thời gian xây dựng nhanh hơn so với các dự án điện sử dụng năng lượng truyền thống nên vấn đề là phải tìm mọi cách khắc phục, không kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư.

Tuy nhiên, nhiều số liệu báo cáo còn khác nhau, nhà nước nên gấp rút xác định chính xác tiềm năng năng lượng tái tạo ở Việt Nam, trước mắt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời, từ đó sẽ có chiến lược và sách lược khai thác hai nguồn năng lượng này, kịp thời bổ sung điện năng cho giai đoạn 2010-2020.

Về tiềm năng năng lượng gió, cần tập hợp đầy đủ các số liệu nghiên cứu của các cơ quan trong và ngoài nước, đưa ra kết luận cuối cùng, có thể xin kinh phí từ Chính phủ để triển khai công tác đo gió.

Về tiềm năng năng lượng Mặt Trời, hiện Việt Nam có nguồn năng lượng này ổn định và tương đối cao.

Tuy nhiên, việc ứng dụng năng lượng Mặt Trời còn khó khăn do giá thành thiết bị công nghệ cao, song đây chính là nguồn năng lượng chiến lược có tính khả thi cao và thân thiện với môi trường.

Vì vậy, việc xây dựng các chính sách hỗ trợ đặc biệt ưu tiên về tài chính, công nghệ thiết bị và hợp tác quốc tế là cần thiết.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần sớm ban hành nghị định về khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo để các thành phần kinh tế tham gia.

Ngoài ra, việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành năng lượng tái tạo cũng là vấn đề phải được quan tâm ngay từ bây giờ./.

(Thông tấn xã VN)

  • Thị trường còn sức hấp dẫn lớn
  • Đề nghị xây dựng đường sắt trên cao
  • Năm 2012: Hoàn thành việc mở rộng xa lộ Hà Nội
  • Doanh nghiệp Mỹ muốn tham gia quy hoạch điện cho Việt Nam
  • Gần 54.000 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội năm 2010
  • Kho bạc Nhà nước tiết kiệm cho Nhà nước gần 165 tỷ đồng
  • Mục tiêu số 1 là lấy lại đà tăng trưởng kinh tế 7-8%/năm
  • 3 nhiệm vụ trọng tâm và 9 nhóm giải pháp cho phát triển kinh tế năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi