Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mực nước các hồ thủy điện đang “uy hiếp” cung ứng điện

Ngành khí tượng thủy văn vừa dự báo trong các tháng tiếp theo cần chủ động đối phó với tình trạng thiếu nước. Theo số liệu mới nhất, mực nước tại hồ thủy điện Hòa Bình hiện thấp hơn từ 35 - 40% so với cùng kỳ năm 2009.

Số liệu mới nhất do EVN vừa cung cấp cho thấy, tính đến ngày 27/9, mực nước tại hồ Hòa Bình hiện tại là 99,42m, thấp hơn 13,7m so với cùng kỳ năm 2009 (113,15m) và cách mực nước chết là 19,42m.

Tổng lượng nước đến hồ Hòa Bình thiếu hụt từ 35 - 40% so với trung bình nhiều năm. Tại hồ Tuyên Quang, mực nước hiện tại đo được là 102,23 m, thấp hơn 4,5m so với cùng kỳ năm 2009 (106,75m).

Tương tự, hàng loạt hồ thủy điện trên cả nước cũng phải đối mặt với lượng nước thiếu hụt nghiêm trọng. Lưu lượng đến các hồ thấp hơn từ 19 - 38% so với năm 2009. Như hồ Quảng Trị thấp hơn 13,2m; hồ Pleikrong 32,8m; Ialy 23,9m; Thác Mơ là 16,2; hồ Hàm Thuận là 12,9m...

Nguyên nhân thiếu hụt nước là do mưa ít. Riêng hồ Hòa Bình thiếu hụt còn do hồ Sơn La tích nước từ 15/5 đến nay đã giữ lại trong hồ Sơn La là 1,675 tỷ m3. Chỉ trong khoảng 15 ngày đầu tháng 9, hồ Sơn La đã giữ lại là 451 triệu m3 nước.

Trước tình hình thiếu nước như trên, đa số các nhà máy thủy điện đều giảm số giờ chạy máy (chỉ chạy trong khoảng từ 4 - 16 giờ/ngày) nhằm giữ cho hệ thống điện quốc gia vận hành an toàn. Hiện tại, nguồn thủy điện chiếm hơn 34% công suất toàn hệ thống.

Tại báo cáo ngày 16/9 vừa qua, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cũng đã cảnh báo: Trong các tháng tiếp theo cần chủ động đối phó với tình trạng thiếu nước và khô hạn trên diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ, Thanh Hóa, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.

Trong khi đó, mới đây trả lời Dân trí, lãnh đạo EVN đã khẳng định chưa có năm nào như năm nay là đến thời điểm này mà tất cả các hồ thuỷ điện đều chưa phải xả lũ.

Điều đáng nói là ngành điện cũng không thể dự báo được mức độ nghiêm trọng trong việc thiếu hụt điện trong thời gian tới sẽ đến đâu. Chỉ biết rằng, nếu thời tiết tiếp tục diễn biến bất lợi như hiện nay thì tình hình cấp điện mùa khô 2011 cũng như những năm sau sẽ rất khó khăn.

Theo nhiều chuyên gia, để giải quyết vấn đề này, bên cạnh sự nỗ lực của ngành điện, ý thức tiết kiệm điện của người dân thì việc xử lý các doanh nghiệp, các cơ quan gây lãng phí điện, ảnh hưởng tới hệ thống điện quốc gia là việc không thể thiếu.

Còn nhớ cách đây không lâu, ngành thép đã bị “tố” về việc gây tốn điện năng bởi sử dụng công nghệ thép không đạt chuẩn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài đang muốn tranh thủ giá điện rẻ để đầu tư ồ ạt vào Việt Nam và xuất khẩu thép sang nước khác. Tuy nhiên, việc xử lý giải quyết mới chỉ dừng lại ở những kiến nghị, đề xuất của EVN mà thôi.

(Dân Trí)

  • Sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng 15%
  • Giá điện được tăng, giảm theo quý
  • Ngành viễn thông đứng đầu về lợi nhuận
  • Xốc lại hệ thống kinh doanh khí hoá lỏng
  • Thêm ưu đãi cho doanh nghiệp khoa học công nghệ
  • Tháng đầu năm học CPI tăng khá cao
  • Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển đúng hướng
  • Ngành Công Thương lấy năng suất, chất lượng làm trọng tâm thi đua
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi