Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hiệu quả của chính sách

Theo tổng hợp sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay đã có kế hoạch cắt giảm đầu tư công ở 30 bộ, ngành ở trung ương, 63 tỉnh, thành phố và 12 tập đoàn kinh tế. Cụ thể có 1.387 dự án bị cắt giảm với tổng số vốn cắt giảm gần 3.400 tỉ đồng.

Ngoài ra cũng sẽ không kéo dài thời gian giải ngân, không ứng trước kế hoạch 2012 vào vốn ngân sách và trái phiếu chính phủ, giảm 32% vốn trái phiếu chính phủ, giảm 10% tín dụng đầu tư của Nhà nước (tổng cộng giảm được khoảng trên 50.000 tỉ đồng). Tuy nhiên, không cần phải chờ đến khi có được kết quả thực tế chúng ta mới đánh giá hiệu quả của chính sách, mà ngay từ bây giờ đã có thể bắt đầu phân tích về tác động của các giải pháp đó.

Cắt giảm đầu tư công là các biện pháp được nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị từ năm 2009 và hoàn toàn có thể làm được ngay vì nằm trong thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương, nhưng chỉ đến khi Chính phủ có chỉ đạo quyết liệt thì chuyện này mới được làm. Điều đó cho thấy sự kém chủ động của các cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nước. Tuy nhiên sự kém chủ động này không hẳn là do không biết mà chủ yếu là do các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn đều muốn đầu tư nhiều, tăng trưởng nhanh vì lợi ích cục bộ. Đây là nguyên nhân sâu xa của đầu tư công dàn trải, kém hiệu quả.

Các biện pháp cắt giảm hiện thời chưa thể giải quyết một cách căn bản vấn đề này, mà cần có chính sách vĩ mô hoặc đạo luật về đầu tư công với các quy định rõ ràng về nguyên tắc, tiêu chí, chiến lược đầu tư công của quốc gia và thẩm quyền quyết định ngân sách cho đầu tư công thì mới bảo đảm một chính sách đầu tư công bền vững, hạn chế được tình trạng “cắt khúc” trong việc hoạch định chính sách.

Trong thời gian qua, các ý kiến tư vấn cho Chính phủ về chính sách vĩ mô đã phát huy tác dụng, nhưng chủ yếu là các ý kiến từ bên ngoài bộ máy chính phủ. Còn các cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực này vẫn rất chậm chạp, không chủ động nghiên cứu, lấy ý kiến các chuyên gia, đánh giá thực tế và dự báo tình hình. Các cơ quan này cũng kém linh hoạt trong việc đề xuất các giải pháp khác nhau để đạt được mục tiêu chính sách, trong khi chưa trình được Quốc hội xem xét Luật Đầu tư công. Các cơ quan này cũng không đưa ra được giải pháp nào thay thế về xây dựng chiến lược hay kế hoạch đầu tư công của Chính phủ trong trung hạn và ngắn hạn.

Đến nay, sau nhiều năm vận hành theo cơ chế thị trường, các cơ quan hoạch định chính sách vẫn thiếu sự nhạy cảm, thiếu phản ứng linh hoạt trong việc đề xuất các chính sách đúng thời điểm. Xin nhấn mạnh về tầm quan trọng của tính thời điểm, vì chỉ cần lỡ một nhịp là chúng ta mất đi biết bao cơ hội.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng có ảnh hưởng lớn đến chính sách kinh tế, các quốc gia đang cạnh tranh nhau quyết liệt bằng nhiều biện pháp chính sách, tranh thủ cơ hội, phát huy điểm mạnh của mình và lợi dụng điểm yếu của các đối tác khác để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vượt lên các nước khác.

Trong khi đó, ở Việt Nam, các cơ quan trong bộ máy quản lý vẫn chủ yếu quan tâm đến lợi ích cục bộ, các tập đoàn kinh tế nhà nước mở rộng quy mô bằng mọi cách thì các cơ quan hoạch định chính sách vĩ mô ở trung ương vẫn còn lừng khừng, chưa dứt khoát đưa ra các biện pháp mạnh nhằm điều tiết nền kinh tế.

Một minh chứng điển hình là phát biểu của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã từng có ý kiến về việc cắt giảm các dự án ít mang lại hiệu quả, như dự án xây dựng Bảo tàng Hà Nội với số vốn 2.300 tỉ đồng. Tuy nhiên, ý kiến này đã không được kiên quyết bảo vệ. Kết quả là sự lãng phí vẫn tiếp tục diễn ra.

Việc cắt giảm đầu tư công không chỉ nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, mà còn có ý nghĩa trong việc tạo ra các cơ hội, mở rộng thị trường cho các khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Việc cắt giảm đầu tư công không chỉ nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, mà còn có ý nghĩa trong việc tạo ra các cơ hội, mở rộng thị trường cho các khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Đây là các khu vực kinh tế luôn có hiệu quả cao hơn khu vực đầu tư công, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa nền kinh tế tăng trưởng về chất hơn là về quy mô.

Song để các khu vực kinh tế khác, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân với phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa, tận dụng được cơ hội này thì cần ban hành đồng bộ các biện pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như quyết định giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của Bộ Tài chính vừa rồi và các biện pháp khác giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất hợp lý, giảm tối đa các thủ tục và các chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp.

Để thực hiện các biện pháp này không chỉ trông chờ vào việc ban hành các chính sách vĩ mô của Chính phủ mà các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, phát huy tinh thần trách nhiệm đối với lợi ích chung của nền kinh tế bắt tay ngay vào việc triển khai các biện pháp cụ thể vì lợi ích của doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể. Hiệu quả cuối cùng của chính sách sẽ là cộng hưởng của hiệu quả từng biện pháp như thế.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Không cắt điện trong tháng tư
  • Minh bạch hóa giá điện
  • Đề xuất tăng chi phí lưu thông xăng dầu: Cần có cơ sở để xin, cho phép tăng
  • Đề xuất phí lưu thông xăng dầu tăng thêm 43%
  • Bảo đảm nguồn xăng, dầu cho sản xuất, tiêu dùng
  • 1/6: Điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường
  • Không đưa 8.000 tỷ đồng lỗ của EVN vào giá điện
  • “Làm giá” doanh nghiệp xây dựng!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi