Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Minh bạch hóa giá điện

Mới đây, ngành điện đã được phép bán điện theo giá thị trường. Nhưng việc “thị trường hóa” chỉ được thực hiện đầy đủ khi chi phí, giá cả đầu vào được minh bạch.

Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa cao điểm nắng nóng là các doanh nghiệp và người dân lại lo ngay ngáy vì điệp khúc “cắt điện”. Ngành điện thì nói giá bán thấp nên thiếu điện, cắt điện là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, người mua điện gần đây đã không kêu ca về giá bán điện cao hay thấp nữa mà mối quan tâm hàng đầu của họ hiện nay là giá thành sản phẩm điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được tính trên cơ sở nào, vấn đề minh bạch giá điện ra sao…

Cho đến nay, chi phí sản xuất, kinh doanh của ngành điện Việt Nam chưa được minh bạch và công bố công khai. Có thể lấy ví dụ: Theo ngành điện, mức giá tối thiểu để thu hút nhà đầu tư là 0,08 USD/kWh. Thế nhưng tại sao lại là 0,08 USD mà không phải là một con số khác?

Được biết, cơ sở của mức giá 0,08 USD/kWh do EVN đề xuất là dựa trên mức giá bình quân 0,07 USD/kWh mà các công ty sản xuất điện thuộc tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam muốn bán cho EVN. Như vậy có thể thấy rằng, những căn cứ mà EVN dựa vào để xây dựng giá bán điện mang nhiều tính cảm hứng và khá là… bất ổn.

Đến nay, giá thành điện sản xuất từ các nguồn khác nhau của EVN (trừ thủy điện) vẫn chưa có nhiều thông tin được công bố và giá đầu vào của mặt hàng này (gồm cả điện sản xuất và điện mua) cũng chưa rõ là bao nhiêu. Ngoài ra, người mua điện của EVN cũng không có thông tin về các chi phí sản xuất, hao tổn trên đường dây trong quá trình truyền tải…. Bên cạnh đó, vẫn chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát nên mới có chuyện EVN thông báo giá thành bao nhiêu thì người mua cũng chỉ “biết vậy”.

Liệu giá điện hiện nay có bao gồm các khoản thất thoát trong quá trình đầu tư xây dựng và những tiêu cực phí khác; có cõng thêm gánh nặng do kém cỏi trong công tác quản lý, điều hành và bộ máy cồng kềnh quá mức cần thiết... Đó là những thông tin các khách hàng của ngành điện luôn muốn biết.

Mới đây, ngành điện đã được phép bán điện theo giá thị trường. Tuy nhiên, để xác định chính xác “giá thị trường” thì những chi phí đầu vào của sản xuất, kinh doanh điện phải được minh bạch, rõ ràng.

(Nhà báo và Công luận)

  • Đề xuất tăng chi phí lưu thông xăng dầu: Cần có cơ sở để xin, cho phép tăng
  • Đề xuất phí lưu thông xăng dầu tăng thêm 43%
  • Bảo đảm nguồn xăng, dầu cho sản xuất, tiêu dùng
  • 1/6: Điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường
  • Không đưa 8.000 tỷ đồng lỗ của EVN vào giá điện
  • “Làm giá” doanh nghiệp xây dựng!
  • Nhiều bộ, ngành chậm cắt giảm đầu tư công
  • Từ 1.6: Đảm bảo giá điện sẽ minh bạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi