Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lượng điện thiếu hụt nặng so với năm 2010

Theo Tập đoàn điện lực VN (EVN), tốc độ tăng trưởng phụ tải năm 2011 tăng cao, dự kiến tăng trưởng hệ thống 17,63%, đặc biệt nhu cầu điện trong mùa khô dự kiến tăng 18,3% nên lượng điện thiếu trong năm nay sẽ tăng gấp 3 lần so với năm 2010.

Tính đến thời điểm này, mực nước các hồ thủy điện vẫn thấp hơn nhiều so với mực nước đầy hồ. Ước tính tổng lượng nước thiếu hụt để tích đầy các hồ là 12 tỉ m3, tương đương thiếu hụt 3 tỉ kWh sản lượng điện. Theo tính toán, năm 2011 cả nước thiếu khoảng 3 - 4 tỉ kWh (năm 2010 cả nước thiếu 1 tỉ kWh). Trong khi đó, riêng việc buộc phải xả 2,73 tỉ m3 nước các hồ thủy điện cho vụ đông xuân đã tiêu tốn của EVN khoảng 500 triệu kWh điện.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn T.Ư, mùa khô năm 2011 dòng chảy của hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình có thể thấp hơn mức trung bình của nhiều năm khoảng từ 5 - 30%, các tháng cuối mùa khô thiếu hụt khoảng 39 - 45%.

Thiếu hơn 2 tỉ kWh trong 6 tháng mùa khô

Cũng theo dự kiến, sản lượng điện năm 2011 của cả nước là 117,6 tỉ kWh, tăng 17,63% so với năm 2010 (bao gồm của EVN và các doanh nghiệp khác). Trong đó sản lượng điện 6 tháng mùa khô năm 2011 dự kiến là 56,14 tỉ kWh, tăng 18,3% (tương ứng với 5,69 tỉ kWh) so với mùa khô năm 2010. Nhưng với khả năng hiện có, hệ thống chỉ có thể cung cấp được 54,06 tỉ kWh, sản lượng điện thiếu hụt trong 6 tháng mùa khô năm 2011 khoảng 2,08 tỉ kWh.

EVN cũng dự kiến, với việc đưa vào vận hành 12 tổ máy với tổng công suất 2.918 MW trong năm nay, lượng điện sản xuất và mua là 112,6 tỉ kWh. Trong đó, điện do EVN sản xuất là 48,1 tỉ kWh, điện mua ngoài 64,5 tỉ kWh nếu EVN cân đối được tài chính.

Theo lãnh đạo EVN, nếu các nguồn nhiệt điện, tua-bin khí, nhất là các nhà máy nhiệt điện than mới bị sự cố, hoặc khó khăn huy động sản lượng nhiệt điện chạy dầu DO, FO trong 6 tháng mùa khô do thiếu vốn, sản lượng điện thiếu hụt sẽ lớn hơn con số này rất nhiều.

Cắt điện nhiều từ cuối tháng 2


Còn theo tính toán của Bộ Công thương, với việc mùa khô năm 2011 có thể thiếu hụt 2 tỉ kWh điện, tiết giảm điện và cắt điện luân phiên là việc không thể tránh khỏi. Đối tượng đầu tiên phải “gánh” việc tiết giảm là lĩnh vực tiêu tốn và lãng phí nhiều điện nhất như dự án thép, xi măng nằm ngoài quy hoạch.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Phúc Vinh, Tổng giám đốc Tổng công ty (TCT) điện lực miền Bắc cho biết, với tốc độ tăng trưởng dự kiến của năm 2011, riêng TCT điện lực miền Bắc cần đến 30 tỉ kWh, nhưng nếu cân đối các nguồn ở nhà máy nhiệt điện miền Bắc, kể cả mua điện ở Trung Quốc cũng mới chỉ đáp ứng được 70%, còn lại phải chuyển tải từ miền Nam ra nhưng vẫn không đủ.

Còn theo ông Dư Cao Minh, Phó tổng giám đốc TCT điện lực miền Bắc, năm 2010 toàn miền Bắc được phân bổ khoảng 25% sản lượng điện toàn hệ thống, tuy nhiên năm nay với việc tính thêm cả các công ty nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, lượng điện phân bổ của TCT điện lực miền Bắc có thể trên 30% tổng lượng điện toàn hệ thống. Hiện kế hoạch phân bổ cũng như tiết giảm điện cụ thể cho từng tỉnh đang được xây dựng và sẽ có vào cuối tháng 2. Tuy nhiên, hướng phân bổ vẫn ưu tiên các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh của các tỉnh, đảm bảo cho bệnh viện, trường học, công sở; điện cho sinh hoạt, đặc biệt điện nông thôn sẽ bị cắt giảm nhiều nhất.

Trước đó, TCT điện lực TP.HCM cho biết, 6 tháng mùa khô năm 2011, TP có thể thiếu hơn 1 tỉ kWh. Điện lực TP.HCM cũng cam kết không cắt điện quá 5 giờ/ngày và không để khách hàng bị mất điện quá 1 lần trong ngày do các sự cố.

Còn theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc TCT điện lực Hà Nội, từ cuối tháng 2 có thể bắt đầu phải tiết giảm điện. Trong tháng 3, theo phân bổ mức sử dụng, ước lượng có thể phải tiết giảm 2,5 -  3 triệu kWh/ngày.

(Thanh niên)

  • Giải quyết miễn thuế trong 10 ngày
  • "Công tác quản lý Nhà nước sẽ có những đổi mới"
  • Ngành công thương Hà Nội: Tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực
  • Phát triển điện năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế
  • Đến 2020, mật độ thuê bao Internet khu vực nông thôn đạt 30-40%
  • Chuẩn bị Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2011
  • Sẽ mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Nam tuyến tránh Hà Tĩnh - Kỳ Anh
  • Rà soát tiến độ xây đường ống khí Lô B - Ô Môn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi