Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lương sếp tại Việt Nam có thể gấp cả trăm lần nhân viên

picture
Nhiều doanh nghiệp khá “mạnh tay” trong việc trả lương cho một số lao động quản lý, lao động người nước ngoài.

Báo cáo tổng hợp về tiền lương khu vực sản xuất, kinh doanh của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới đây cho thấy, khoảng cách chênh lệch tiền lương đang ngày càng nới rộng tại các doanh nghiệp.

Trong khi tiền lương, thu nhập của người lao động nói chung hàng năm tăng chậm, thậm chí giảm, thì ngược lại, nhiều doanh nghiệp khá “mạnh tay” trong việc trả lương cho một số lao động quản lý, lao động người nước ngoài.

Cụ thể, một số doanh nghiệp, ngân hàng liên doanh, cổ phần hiện nay trả lương cho các chức danh lãnh đạo khoảng 100 triệu đồng/tháng; một số trả trên 200 đến 300 triệu đồng/tháng. Giám đốc người nước ngoài điều hành khách sạn 5 sao từ 7.000 đến 10.000 USD/tháng; cơ trưởng hàng không 15.000 USD/tháng; chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí từ 13.000 - 15.000 USD/tháng…

Trong khi đó, tiền lương bình quân của người lao động trong những doanh nghiệp này là từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng, lao động phục vụ khoảng 2 - 3 triệu đồng/tháng.

Báo cáo trên cũng nêu rõ, cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp Nhà nước chưa theo nguyên tắc thị trường. Các tiêu chí quản lý tiền lương gắn với nộp ngân sách, lợi nhuận và năng suất lao động chưa phân biệt giữa doanh nghiệp có lợi thế và không có lợi thế. Vì thế đã dẫn đến thực trạng, những doanh nghiệp có lợi thế thường có xu hướng đẩy tiền lương gấp 2 - 3 lần bình quân chung, tạo chênh lệch ngày càng lớn.

Kết quả tổng hợp tình hình của 37 công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty “hạng đặc biệt” cho thấy, năm 2010 tiền lương của doanh nghiệp có lợi thế đạt 8,14 triệu đồng/tháng, cao gấp 3,35 lần so với nhóm doanh nghiệp không có lợi thế. Tiền lương của nhóm doanh nghiệp  ngân hàng, tài chính đạt 10,5 triệu đồng/tháng, cao gấp 4,32 lần nhóm doanh nghiệp không có lợi thế.

Đại diện Vụ Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, cơ chế quản lý tiền lương được xây dựng theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp tự chủ trong việc xác định chi phí tiền lương, không hạn chế mức thu nhập tối đa đối với lao động kỹ thuật cao, quản lý tài năng. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch tiền lương quá lớn nói trên tại nhiều doanh nghiệp đã làm “méo mó” quan hệ tiền lương, thu nhập trên thị trường lao động.

(Theo Vneconomy)

  • Doanh nghiệp lỗ phải bán nhanh
  • Khởi động tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước
  • Thống nhất phương án thu phí bảo trì đường bộ qua ôtô, xe máy
  • Chưa giảm giá xăng, DN nói gì?
  • Xăng sao vẫn chưa giảm giá?
  • Hàng nghìn tỷ đồng thuế nhập khẩu linh kiện ôtô thoát truy thu
  • Giá xăng vẫn chưa thể giảm
  • Rất ít cơ sở giáo dục đại học hoạt động phi lợi nhuận
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi