Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2011: Điện lại đòi tăng giá

Bộ Công thương đang có những đề xuất trong dự thảo tăng giá điện cho năm 2011. Tuy chưa công bố mức tăng cụ thể là bao nhiêu, song dù tăng ít hay nhiều, thông tin này cũng đang khiến nhiều doanh nghiệp “lên cơn sốt”.

Than tăng giá, điện cũng rục rịch theo sau


Dù đã có nhiều dự định tăng giá điện từ lâu, song cả Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đều “viện cớ” dự thảo tăng giá điện lần này là do phía ngành than đã có những đề xuất tăng giá than cho điện. Trước đó, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đề xuất việc tăng giá bán than vào 4 hộ tiêu thụ lớn là điện, ximăng, giấy, phân bón kể từ đầu năm 2011. Theo tính toán của TKV, năm 2010, với sản lượng than bán cho các nhà máy điện là 9 triệu tấn, tổng giá trị than bán cho điện thấp hơn giá thành là 2.200 tỷ đồng. Nếu năm 2011, than bán cho điện dự kiến 11 triệu tấn thì mức chênh lệch khoảng 3.000 tỷ đồng. Và Tập đoàn này cho rằng, nếu có tăng giá than bán cho ngành điện bằng giá thành năm 2010 thì chỉ làm cho giá bán điện tăng khoảng 2,4%. Còn nếu tính đúng giá thành thì mức tăng đối với ngành điện là 2,6%.

Phó Tổng Giám đốc EVN Đặng Hoàng An cho rằng, việc tăng giá điện năm 2011 là điều tất yếu, bởi lẽ giá than, một trong những nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất của điện đã nâng giá. Ngoài ra, các yếu tố khác như nhân công, mặt bằng giá chung của thị trường cũng tăng theo, khiến EVN cũng như Bộ Công thương khó có thể giữ được giá điện bình ổn theo giá của năm 2010.

Rốt cục là, Bộ Công thương đã và đang có những động thái đề xuất các phương án tăng giá điện ngay từ đầu năm 2011. Theo ông An, dù chưa thể nói một con số về mức tăng để các doanh nghiệp đầu tư vào ngành điện không lỗ nhưng EVN cho rằng, mức 30% thì chưa đủ để bù lỗ.

Cùng ủng hộ việc tăng giá điện, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, giá điện năm 2011 chắc chắn phải tăng với lý do “Nhà nước không thể bao cấp mãi về giá”. Bộ trưởng nói: “Mức giá tăng, liều lượng tăng sẽ được tính toán sao cho không ảnh hưởng lớn đến người có thu nhập thấp...”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tất cả những lần tăng giá điện vừa qua, người chịu thiệt thòi nhất lại chính là những đối tượng có thu nhập thấp.

Sức ép đè lên doanh nghiệp, người dân

Nhìn lại quyết định của Bộ Công thương thời điểm tăng giá điện đầu năm 2010, cho phép người thuê trọ - đối tượng thu nhập thấp - được hưởng giá điện bậc thang. Đặc biệt, Cục Điều tiết điện lực cũng đã có công văn về giá bán lẻ điện cho người thuê trọ. Theo đó, các đối tượng thuê nhà trọ sẽ được tính theo giá ưu đãi. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này người đi thuê trọ vẫn đang phải chịu mức giá cao hơn giá thực nhiều lần. Mọi quy định chỉ là trên giấy. Trên thực tế, các chủ nhà trọ cứ thi nhau đội giá điện mà vẫn chưa có một ai bị xử phạt theo quy định mà Bộ Công thương đưa ra, và khách trọ vẫn đang phải “cắn răng chịu đựng”.

Không chỉ các đối tượng là người thu nhập thấp, chính các doanh nghiệp phải tiêu thụ nhiều điện năng cũng đang “lên cơn sốt” trước thông tin này. Theo ý kiến của một chủ doanh nghiệp sản xuất thép, chỉ cần giá điện tăng 10% là đã có doanh nghiệp phải ngừng sản suất chứ nói gì tới 30%.

Đại diện Công ty Thép Thái Bình Dương (Đà Nẵng), cho biết, trong sản xuất thép, điện là nguồn năng lượng chính nên giá điện tăng sẽ tác động vô cùng lớn. Đợt tăng giá 6,8% hồi đầu tháng 3 vừa qua, mỗi tháng đơn vị này phải gánh thêm hơn 100 triệu đồng tiền chi phí về điện. Chỉ cần tăng thêm 10% giá hiện hành đủ để công ty này tạm ngừng sản xuất chứ đừng nói tới việc tăng 30 hay 50% như đề xuất của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.

Trong khi đó, các doanh nghiệp đang phải đối mặt lãi suất vay tăng cao, tỷ giá cũng không có chiều hướng giảm. Những yếu tố trên cùng với giá điện tăng cao đang là “khối nặng” đè lên đầu doanh nghiệp.

Ông Thân Đức Việt, Giám đốc điều hành Công ty may 10 cũng đang đau đầu vì thông tin giá điện sẽ tăng trong thời gian tới. Hầu như năm nào công ty ông cũng phải đôn đáo chạy theo sự leo thang của giá điện. Sang năm 2011, giá điện tăng chắc chắn sẽ kéo theo một loạt các loại giá theo đà tăng, cộng với lương tối thiểu cũng tăng... chắc chắn Công ty May 10 sẽ phải tăng năng suất lao động để bù cho chi phí đầu vào. “Đã vậy, chúng tôi còn phải cân nhắc trong việc có nâng giá thành sản phẩm hay không, bởi nếu không nâng thì doanh nghiệp lỗ, nếu nâng cao thì người tiêu dùng khó chấp nhận... Nên chăng, ngành điện trước khi cân nhắc việc tăng giá điện, hãy nhìn lại xem sẽ ảnh hưởng lớn thế nào đến lĩnh vực sản xuất” – ông Việt trăn trở.

Và liệu nếu giá điện tăng cao trong năm 2011có đảm bảo được ngành điện sẽ không cắt điện luân phiên như trong thời gian vừa qua?

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Vận hành an toàn hồ chứa bùn đỏ tại dự án bauxite
  • Vốn đầu tư cho Thủy điện Sơn La đã tăng gần 60%
  • 11 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp TPHCM tăng 13,9% so với cùng kỳ
  • Thủ tục điện tử cho nhà đầu tư nước ngoài
  • “Bão giá” qua lý giải của Bộ Tài chính
  • 11 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng gần 14%
  • Bộ Y tế nói gì về giá thuốc?
  • Công nghiệp 10 tháng: Nặng “chìm”, nhẹ “nổi”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi