Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tục điện tử cho nhà đầu tư nước ngoài

Lễ công bố chính thức do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) tổ chức ngày 8/11/2010 tại Hà Nội. Ảnh: Chí Cường
Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng có thể tìm hiểu đầy đủ thông tin về quy trình, thủ tục và cả công chức trực tiếp xử lý các hồ sơ liên quan đến hoạt động đầu tư ở địa chỉ vietnam.eregulations.org.
 
Tại Lễ công bố chính thức do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) tổ chức ngày 8/11/2010 tại Hà Nội, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, điểm nổi trội nhất của Hệ thống quy định điện tử ngày là các thủ tục được xây dựng trên góc nhìn của các nhà đầu tư với các bước hướng dẫn cụ thể và chi tiết. “Cách xây dựng thủ tục dưới góc độ này tránh được những áp đặt của các cơ quan hành chính trong thực hiện các bước thủ tục. Điều này cũng tạo áp lực cho các cơ quan hành chính, công chức thực thi thực hiện đúng và đầy đủ các quy trình thủ tục đã công bố”, ông Đông phân tích.

Trên cơ sở toàn bộ các thủ tục và chi phí được công khai, nhà đầu tư lần đầu vào Việt Nam hay các nhà đầu tư hiện hữu có thể tính toán được thời gian và chi phí họ sẽ phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư của họ khi đầu tư vào Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Các nhà đầu tư cũng có thể so sánh thời gian và chi phí đầu tư giữa các địa phương với nhau, và giữa các địa phương của Việt Nam và của các nước trong khu vực đã tham gia Hệ thống quy định điện tử của UNCTAD.

Đây cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước nắm được thực tế các thủ tục hành chính hiện hành để có thể có những cải tiến hợp lý hơn trong nỗ lực cải cách hành chính, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh cho Việt Nam.

Bàn về tính tương tác của Hệ thống này, ông Frank Grozel, Điều phối viên quốc tế dự án của UNCTAD cho biết, các nhà đầu tư khi tiếp cận các thủ tục này đều đảm bảo được các thủ tục này là đang hiện hữu và đúng quy định. “Chính vì vậy, nếu có bất cứ sự sai lệch nào giữa thủ tục công bố và thực thi, nhà đầu tư sẽ phát hiện ra và có thể có phản hồi ngay tại Hệ thống cũng như tới các cơ quan liên quan”, ông Frank Grozel nói.

Được biết, theo kế hoạch, các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu và Cần Thơ sẽ là các địa phương tiếp theo tham gia thí điểm thực hiện Hệ thống quy định điện tử trước khi áp dụng bắt buộc trên phạm vi cả nước.

Cho tới thời điểm này, Việt Nam là quốc gia châu Á đầu tiên tham gia Chương trình hỗ trợ kinh doanh do UNCTAD thực hiện tại một số quốc gia nhằm nâng cao tính minh bạch trong các quy định và thủ tục hành chính, đơn giản hoá thủ tục và đẩy mạnh năng lực quản trị và giảm chi phí.

(Theo Báo đầu tư)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi