Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2020: Phải hoàn chỉnh chiến lược đàm phán các hiệp định thương mại tự do

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm tại kỳ họp sơ kết công tác hợp tác kinh tế quốc tế 9 tháng đầu năm và bàn nhiệm vụ công tác trong những tháng cuối năm của Ủy ban Quốc gia hợp tác kinh tế quốc tế (UBQG) vừa được tổ chức ngày hôm qua (2/11).

Theo báo cáo của Tổng Thư ký UBQG Nguyễn Cẩm Tú về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã tích cực tham gia ký kết hoặc thúc đẩy ký kết những hiệp định song phương và đa phương trong các diễn đàn như ASEAN, ASEM, APEC…Về hợp tác trong ASEAN, Việt Nam đã tích cực phối hợp với các thành viên ký kết các văn kiện như: Hiệp định thương mại hàng hóa; Hiệp định đầu tư toàn diện, Hiệp định an ninh dầu khí, và các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về người hành nghề y khoa, nha khoa, kế toán, thông lệ sản xuất thuốc tốt trong ASEAN.

Giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, Việt Nam cùng các thành viên ASEAN đã ký Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand; Hiệp định đầu tư ASEAN-Trung Quốc, Nghị định thư sửa đổi Hiệp định hợp tác kinh tế ASEAN-Ấn Độ.

Trong khuôn khổ APEC, Việt Nam đã tích cực phối hợp với các thành viên thảo luận cách thức hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận thị trường toàn cầu và sách lược đối phó với tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu (95% doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ).

Với ASEM, một trong những hoạt động đáng chú ý là Bộ Khoa học và Công nghệ đang tham gia dự án Mạng thông tin Á-Âu (TEIN) giai đoạn III và mạng tiên tiến của châu Á-Thái Bình Dương (APAN) nhằm tăng cường năng lực khoa học và công nghệ trong nước.

Những thành tựu trên cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò nổi bật của UBQG trong hoạt động này. Những hiệp định trên là cơ sở pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển các hoạt động hợp tác, kinh doanh và xuất khẩu với những đối tác này và ngược lại.

Bên cạnh những thành tựu, các thành viên của UBQG cũng chỉ rõ những mặt còn tồn tại, trong đó phải kể đến công tác thông tin về những thành tựu của hội nhập kinh tế quốc tế. Bộ trưởng bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, các doanh nghiệp nước ngoài rất nhanh nhạy trong việc khai thác những ưu đãi từ những hiệp định kinh tế song phương trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chưa làm tốt điều đó, khiến cho nỗ lực đàm phán các hiệp định song phương về kinh tế chưa mang lại nhiều hiệu quả.

UBQG cũng nhận định, các địa phương vẫn chưa làm tốt công tác hướng dẫn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa ra những giải pháp tận dụng những ưu đãi của các hiệp định song phương. Mặt khác, bản thân nhiều doanh nghiệp cũng không đưa ra được chiến lược kinh doanh trong bối cảnh đất nước đang hội nhập mạnh mẽ.

Về giải pháp khắc phục, các thành viên UBQG cho rằng việc cung cấp thông tin và giao nhiệm vụ cho báo chí tuyên truyền về hợp tác kinh tế quốc tế là việc làm cấp bách. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng UBQG cần xây dựng một Chiến lược tổng thể về hợp tác kinh tế quốc tế với những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từng thời kỳ.

Thời gian tới, ngoài việc hoàn chỉnh Chiến lược đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam còn phải đẩy mạnh tiến độ đàm phán hiệp định thương mại tự do với Chile và EU - Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch UBQG yêu cầu.

(Theo VGP News)

 

Bài thuộc chuyên đề: Việt Nam: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi