Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nâng cao chất lượng công tác đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Quản lý phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa (CPH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tổng công ty Ðầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - tổ chức kinh tế đặc biệt của Nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau CPH.

Ðể làm tốt nhiệm vụ này, SCIC đã chú trọng nâng cao chất lượng công tác đại diện phần vốn được giao, nhờ đó đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

 

Kiện toàn từng bước hệ thống người đại diện

 

Tính đến ngày 31-7-2009, SCIC đang thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại 746 doanh nghiệp (DN) trên cả nước với hệ thống 914 người đại diện (NÐD). Tại thời điểm tiếp nhận, hầu hết NÐD được SCIC "kế thừa" từ các cơ quan chủ quản trước đây của DN (Bộ, UBND tỉnh, thành phố). Những người này chủ yếu là công chức nhà nước quản lý DN và cũng chưa có quy chế quy định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của họ về đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước.

 

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hệ thống NÐD, nên ngay từ khi đi vào hoạt động, SCIC đã xây dựng quy chế, quy định về quan hệ phối hợp giữa SCIC và NÐD, đồng thời từng bước kiện toàn hệ thống NÐD theo hướng lựa chọn những NÐD có năng lực, hiểu biết về DN và có khả năng đóng góp tốt nhất cho DN. Ðối với một số DN đặc biệt quan trọng hoặc trong những trường hợp thật sự cần thiết, SCIC cử cán bộ của mình trực tiếp làm NÐD hoặc trực tiếp thực hiện quyền cổ đông tại DN.

 

Do số lượng NÐD nhiều, lại công tác ở các DN rải khắp cả nước nên SCIC đặc biệt chú trọng quan hệ phối hợp ba bên: SCIC, NÐD và chính quyền địa phương. Là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các DN trên địa bàn, các địa phương không chỉ giúp SCIC những thông tin về hoạt động của DN mà còn thông qua quản lý nhà nước, thông qua tổ chức Ðảng, giới thiệu để Tổng công ty lựa chọn những nhân sự phù hợp. Có nhân sự tốt làm NÐD, việc quản lý phần vốn Nhà nước sẽ không chỉ bảo toàn được vốn mà còn giúp DN phát triển. Hiện nay chưa có quy định nào của Nhà nước đề cập mối quan hệ phối hợp này, thời gian qua SCIC đã chủ động làm việc với từng địa phương đề xuất ký kết Quy chế phối hợp giữa chính quyền địa phương và SCIC. Rất nhiều địa phương quan tâm, chia sẻ trách nhiệm với SCIC. Ðã có 15 Quy chế phối hợp được ký kết và nhiều địa phương đóng góp ý kiến để SCIC chỉnh sửa để ký kết Quy chế này trong thời gian tới.

 

Cùng với việc tăng cường phối hợp các địa phương, SCIC cũng quan tâm  thúc đẩy mối quan hệ gắn bó giữa hệ thống NÐD và Tổng công ty. SCIC đã phân loại DN theo ba nhóm: Nhóm A là nhóm đầu tư chiến lược bao gồm các DN hoạt động trong các lĩnh vực Nhà nước cần nắm giữ hoặc chi phối, có quy mô lớn, tăng trưởng đạt hiệu quả cao và ổn định. Nhóm B là nhóm đầu tư linh hoạt bao gồm các DN hoạt động trong những lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ hoặc chi phối nhưng quy mô vừa, có khả năng tăng trưởng và sinh lời khá. Nhóm C là nhóm bán vốn Nhà nước, bao gồm các DN không đáp ứng các tiêu chí của nhóm A và B, Nhà nước không cần nắm giữ hoặc chi phối.

 

Trên cơ sở phân loại ba nhóm như trên, SCIC đã chủ động thực hiện bán bớt hoặc bán hết phần vốn Nhà nước tại toàn bộ các DN nhóm C để tập trung vào những DN có quy mô vốn lớn, thuộc các ngành, lĩnh vực quan trọng, những DN có tỷ trọng vốn Nhà nước lớn, chi phối. Mặt khác, SCIC cũng phân công việc quản lý vốn tại DN theo địa bàn nhằm tăng cường hơn nữa công tác theo dõi DN và phối hợp chặt chẽ với địa phương nơi DN hoạt động.

 

 Xác định vai trò là cổ đông năng động của DN, SCIC đã chủ động phối hợp NÐD trong việc xử lý các vấn đề của DN; thực hiện các đề án tái cơ cấu kết hợp với việc tìm kiếm cổ đông chiến lược cho DN như đối với trường hợp của Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty CP Bảo Minh, Công ty CP Tái Bảo hiểm Quốc gia (Vinare), Công ty CP Sứ Hải Dương, Công ty TNHH Bách hóa Tràng Tiền, các DN ở Ðiện Biên, Sơn La... SCIC còn chủ động tổ chức nhiều hội thảo, khóa đào tạo về  quản trị DN dành cho NÐD và các cán bộ điều hành DN; cung cấp sổ tay công tác đại diện vốn Nhà nước; chia sẻ thông tin, kết nối hệ thống NÐD thông qua Bản tin Người đại diện phát hành hằng tháng đến toàn bộ hệ thống NÐD, trong đó cung cấp các thông tin về văn bản, chính sách mới có liên quan công tác quản lý vốn Nhà nước; các thông tin thị trường; kinh nghiệm quản trị DN... Qua trao đổi ý kiến với những cán bộ chuyên môn của SCIC, NÐD còn nhận được nhiều thông tin cập nhật và chính xác về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế để làm cơ sở đưa ra các quyết định quản lý của DN.

 

 Chủ tịch HÐQT, Tổng Giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên cho biết, từ khi phần vốn Nhà nước chuyển về SCIC, DN dễ dàng tìm được tiếng nói chung và có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động của Vinamilk hơn vì không phải trình qua nhiều cấp và rất khó theo dõi công việc hiện đang nằm ở cơ quan nào, đã tiến hành đến đâu, ai đang xem xét và có những thắc mắc gì...

 

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế đại diện vốn Nhà nước

 

Theo Phó Tổng giám đốc SCIC Hoàng Nguyên Học, nhờ công tác phối hợp tốt giữa hệ thống NÐD và SCIC nên hiệu quả hoạt động của nhiều DN đã có những kết quả khả quan. Cụ thể là kể từ khi tiếp nhận đến ngày 31-12-2008, vốn điều lệ của các DN thuộc SCIC đã tăng trưởng khoảng 36%, doanh thu tăng khoảng 44%, lợi nhuận tăng khoảng 105%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình đạt 17,5%.

 

Cùng với hiệu quả hoạt động của DN, phần vốn Nhà nước tại DN cũng gia tăng. Tổng số vốn Nhà nước SCIC tiếp nhận là khoảng 7.000 tỷ đồng nhưng giá trị thị trường hiện nay ước khoảng 25.000 tỷ đồng, tăng gần bốn lần. Có được con số nêu trên một phần là nhờ SCIC đã có những quyết định hợp lý khi quản lý vốn Nhà nước. Thí dụ ở Công ty CP Nhựa Bình Minh, SCIC nhận bàn giao vốn Nhà nước là 42,3 tỷ đồng, đã bán quyền mua cổ phần, thu cổ tức đạt 170 tỷ đồng, vốn Nhà nước tại công ty hiện nay vẫn còn 50 tỷ đồng nhưng giá trị thị trường khoảng 360 tỷ đồng. Hay như ở Công ty CP Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ, sau khi nhận bàn giao vốn Nhà nước 40,2 tỷ đồng, SCIC đã bán bớt cổ phần, thu cổ tức đạt 103 tỷ đồng, vốn còn lại tại công ty  hiện nay là 40 tỷ đồng, có giá trị thị trường khoảng 140 tỷ đồng.

 

Theo các chuyên gia kinh tế, ưu điểm của mô hình quản lý vốn Nhà nước thông qua một tổ chức tài chính chuyên biệt như SCIC là ở chỗ, vốn Nhà nước sẽ được quản lý theo những tiêu chí của kinh tế thị trường tức là bám sát vào hiệu quả kinh doanh của DN để quyết định DN nào cần đầu tư thêm, DN nào không có hiệu quả thì bán đi. Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc phụ trách nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP Hồ Chí Minh cho rằng: Hoạt động quản lý vốn nhà nước là một hoạt động chuyên môn sâu vì vậy cần có một cơ quan chuyên biệt để quản lý. SCIC là một trong những mô hình mà chúng ta có thể dựa vào đó, tham khảo kinh nghiệm của các nước khác để hoàn thiện.

 

 Phó Chủ tịch HÐQT kiêm Tổng Giám đốc SCIC Trần Văn Tá cho biết, để có thể hoàn thiện, củng cố và tiếp tục phát triển mô hình quản lý vốn Nhà nước thông qua SCIC còn rất nhiều việc cần làm, trong đó có việc khẩn trương hoàn thiện cơ chế đại diện phần vốn Nhà nước tại DN. Thực tế cho thấy, một trong những bất cập hiện nay là khung pháp lý quy định cơ chế đối với NÐD còn một số điểm chưa rõ ràng. Mặc dù tháng 3-2009, Chính phủ đã có Nghị định 09/2009/NÐ-CP, ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào DN, trong đó có đề cập đến NÐD, tuy nhiên chỉ mới làm rõ về trách nhiệm, quyền hạn, cơ chế lương thưởng. Còn khá nhiều nội dung khác cần nhanh chóng hướng dẫn. Thí dụ như quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật người đại diện; chế độ hưu trí, chế độ đãi ngộ khi người đại diện đến tuổi hưu hoặc khi thôi làm NÐD tại DN. Trong khi chờ các quy định pháp luật chung, SCIC sẽ tiếp tục chủ động hoàn thiện Quy chế phối hợp giữa NÐD và SCIC, Quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh, thành phố và SCIC, đồng thời tăng cường các hoạt động phối hợp trên tinh thần SCIC không phải là một cơ quan chủ quản cấp trên của DN như trước đây mà là cổ đông, đồng thời là đối tác của DN.

(Theo KHÔI MINH // Báo Nhân dân điện tử)

  • Mở rộng đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn
  • Ký hợp đồng Tổng thầu xây lắp Nhà máy Thủy điện Hủa Na
  • Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán 77 đơn vị thuộc 5 lĩnh vực đã được phê duyệt
  • Giải tỏa nhiều thắc mắc của doanh nghiệp
  • EVN tiếp nhận lưới điện hạ áp tại 1.567 xã
  • 1.382 tỷ đồng xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam
  • “Phục hồi kinh tế toàn cầu thông qua các hợp tác xã”
  • 3 yêu cầu đối với tái cơ cấu ngành điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi