Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nâng cao năng lực truyền tải điện khu vực phía bắc

Công nhân công ty xây lắp điện 4 lắp dựng cột 220 kv Nho Quế - Cao Bằng.
Từ năm 1991, tỉnh Cao Bằng chủ yếu nhận điện từ đường dây (ĐD) 110 kV từ trạm biến áp (TBA) 220 kV Thái Nguyên-Bắc Cạn-Cao Bằng. Nhằm tăng cường bảo đảm cung cấp điện cho tỉnh Cao Bằng và các vùng lân cận, từ giữa năm 2010, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) đã triển khai xây dựng ĐD 220 kV Nho Quế 3-Cao Bằng và TBA 220 kV Cao Bằng.

Phó trưởng Ban quản lý Dự án các công trình điện miền bắc (Ban AMB) Trần Quang Vinh cho chúng tôi biết: Nhằm giải tỏa hết công suất từ các nhà máy thủy điện Nho Quế 1 (32 MW), Nho Quế 2 (58 MW), Nho Quế 3 (110 MW) và Bảo Lạc (190 MW) vào hệ thống điện quốc gia và tạo mối liên kết mạch vòng trong lưới điện khu vực với hệ thống điện quốc gia, Ban AMB được NPT giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư hai dự án trên với tổng vốn 726 tỷ đồng. Trong đó, dự án xây dựng mới TBA 220 kV Cao Bằng có công suất 250 MVA, điện áp 220/110/22 kV. Giai đoạn đầu lắp một máy biến áp 220 kV-125 MVA, xây dựng các tuyến ĐD 110 kV đấu nối đồng bộ với trạm. Dự án ĐD 220 kV mạch kép Nho Quế 3 - Cao Bằng đi qua địa phận các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình và Hòa An tỉnh Cao Bằng và huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang dài 105 km với 225 vị trí cột. Đây là tuyến ĐD đặc biệt khó khăn đi trên địa hình đồi núi cao rất hiểm trở, độ chênh cao từ 200 m đến 850 m, trong đó xen kẽ có một số dải núi đá cao, tai mèo lởm chởm, vách dốc dựng đứng. Địa hình bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, khe sâu vùng thượng nguồn sông Nho Quế và sông Gâm.

Các nhà thầu đã thực hiện xong công tác rà phá bom mìn toàn bộ công trình, cam kết bảo đảm an toàn toàn bộ phần móng, hành lang tuyến và TBA. Đến cuối tháng 2-2011, nhờ sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo các địa phương cũng như nhân dân trong vùng dự án nên Ban AMB đã chi trả 100% tiền đền bù phần móng cột, mặt bằng TBA cho các hộ dân. Phần đền bù hành lang tuyến, chủ đầu tư đang nỗ lực hoàn thiện phương án theo kết quả kiểm đếm để tổ chức chi trả cho dân trong thời gian sớm nhất để các nhà thầu tổ chức kéo dây. Các nhà thầu đã được Ban AMB bàn giao đầy đủ cột thép, sứ, dây dẫn, dây chống sét, phụ kiện, còn cáp quang sẽ được bàn giao khi có đủ điều kiện thi công. Đến nay, các đơn vị đã hoàn thành thi công 219/225 móng cột; lắp dựng 135/225 cột thép, kéo xong hơn 15 km đường dây. Điều kiện thi công ở đây cực kỳ khó khăn bởi địa hình dốc núi quá cao, nên nhà thầu thi công đã áp dụng công nghệ mới là sử dụng khinh khí cầu để rải, kéo căng dây dẫn, góp phần đẩy nhanh tiến độ công trình. Dự kiến tháng 6 năm nay, các hạng mục thi công ĐD 220 kV từ Nho Quế 3-Cao Bằng sẽ hoàn thành.

Đối với tiến độ thi công TBA 220 kV Cao Bằng, do điều kiện nền địa chất phức tạp, nhiều đá nên nhà thầu phải dùng mìn phá đá. Đến giữa tháng 2, tổng khối lượng phá đá đơn vị đã thực hiện được 396 nghìn/411 nghìn m3. Để đẩy nhanh tiến độ thi công mặt bằng theo yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu đã tăng cường lực lượng, máy khoan phá đá độ sâu, máy xúc có dung tích lớn và xe vận chuyển để tăng khối lượng bốc xúc đất đá lên tới 1.500 đến 1.800 m3 mỗi ngày. Với tiến độ này, nhà thầu là Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 có thể bắt đầu triển khai thi công TBA, phấn đấu đóng điện công trình vào tháng 8-2011.

Sau khi công trình hoàn thành sẽ tạo ra mối liên kết mạch vòng trong lưới điện khu vực với hệ thống điện quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cao Bằng nói riêng và các tỉnh phía bắc nói chung, đưa ánh sáng về với đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa.

(Theo Bài và ảnh: QUANG THẰNG/nhandan)

  • Giá điện mua từ Trung Quốc ngày càng đắt đỏ
  • Tính toán nhiều phương án sửa thuế thu nhập cá nhân
  • Không để vật liệu xây dựng tăng giá bất hợp lý
  • Năm 2015, tiền lương tăng 12%/tháng
  • Chuẩn bị 27.000 tỷ đồng để tăng lương
  • Lo khó đáp ứng nhu cầu lao động của Nokia Việt Nam
  • Ngành nào đang trả lương cao nhất tại Việt Nam?
  • Công bố mức phí qua trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi