Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành chăn nuôi vẫn phụ thuộc nguyên liệu ngoại nhập

Hiện tại, ngành chăn nuôi của nước ta phát triển chủ yếu ở hộ gia đình là chính. Ảnh: Ngọc Hùng

Theo ông Hoàng KIm Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2020 ngành chăn nuôi vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.

“Đến năm 2020, nhu cầu về thức ăn chăn nuôi của nước ta vào khoảng 15 triệu tấn, trong đó thủy sản chiếm hơn 70% (9,8 triệu tấn). Muốn đạt được sản lượng đó chúng ta phải nhập khẩu khoảng 50% lượng nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi”, ông Giao cho biết.

Theo ông Giao, nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước trong năm 2009 là 8,5 triệu tấn và có đến 30% nguyên liệu để sản xuất là nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, dễ hiểu tại sao giá thức ăn chăn nuôi trong nước thường cao hơn các nước trong khu vực 5-8%.

Theo ông, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn còn mang tính tự cung tự cấp, nuôi theo từng hộ gia đình chứ không đi theo hướng chăn nuôi công nghiệp. "Chi phí thức ăn chiếm 70-80% tổng chi phí nên người chăn nuôi muốn giảm chi phí đầu vào và có lãi, buộc phải đi theo hướng chăn nuôi công nghiệp", ông nói.

Cục Chăn nuôi cho biết, trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, cả nước sẽ có đàn gia cầm vào khoảng 4,5 triệu con, heo là 3,5 triệu con, bò 12,5 triệu con, bò sữa là 500.000 con, tập trung chủ yếu phát triển theo hướng trang trại, hợp tác xã để đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng của người tiêu dùng trong nước.

Hiện mức tiêu thụ thịt bình quân hàng năm tại Việt Nam khoảng 40 kg/người/năm, đạt mức trên trung bình so với các nước châu Á. Đến năm 2020, mức tiêu thụ vào khoảng 57kg/người/năm.

(Theo Tự Phong // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Ấn phẩm "Xây dựng & Pháp luật"ra mắt bạn đọc
  • Thí điểm dùng chung BTS tại quận Hoàn Kiếm “Đầu” xuôi, “đuôi” lọt
  • Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền
  • Quỹ bình ổn bù lỗ tối đa 500 đồng mỗi lít xăng
  • Thí sinh cần biết: Một số vấn đề liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT
  • Chuẩn hóa các chương trình phát thanh, truyền hình trên Vinasat-1
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường: Đơn giản TTHC tiết kiệm hơn 1.000 tỷ đồng/năm
  • Dự án môi trường được phê duyệt mới đủ điều kiện bố trí kinh phí
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi