Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền

Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền (gọi tắt là Ban Chỉ đạo), là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành trong công tác phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam.

Rửa tiền là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy -  Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền vừa ký quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Theo đó, Trưởng Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ của Ban cũng như phê duyệt thành viên và quyết định bổ sung, thay thế thành viên Ban Chỉ đạo khi cần thiết.

Ban Chỉ đạo gồm 2 Phó Trưởng Ban. Trong đó, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thường trực là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ chủ trì, theo dõi, tổng hợp, tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong Nhóm Châu Á-Thái Bình Dương về Chống rửa tiền (APG), thực hiện 40+9 Khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố (FATF)....

Phó Trưởng Ban thứ hai là Lãnh đạo Bộ Công an.

Ban Chỉ đạo gồm 11 thành viên là Lãnh đạo: Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ; Bộ Tư pháp; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Quốc phòng.

Các thành viên Ban Chỉ đạo, ngoài nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên, có nhiệm vụ chung là tham mưu cho Ban Chỉ đạo, xây dựng các kế hoạch riêng để thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành; kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc xây dựng chính sách, kế hoạch, chương trình, biện pháp phòng, chống rửa tiền thuộc lĩnh vực Bộ, ngành mình quản lý.

Ban Chỉ đạo có Cơ quan giúp việc (cơ quan thường trực) là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do Ngân sách Nhà nước đảm bảo và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Theo Ngọc Hà // Tin Chính phủ // Quyết định 163/QĐ-BCĐPCRT)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi