Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuẩn hóa các chương trình phát thanh, truyền hình trên Vinasat-1

Các đài phát thanh, truyền hình của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ phải có các điều kiện, tiêu chuẩn và yêu cầu bắt buộc để được phép truyền dẫn, phát sóng trực tiếp trên vệ sinh Vinasat-1.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát các quy định hiện hành, khẩn trương xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và  yêu cầu bắt buộc đối với các đài phát thanh, truyền hình của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phép truyền dẫn, phát sóng trực tiếp trên vệ tinh Vinasat-1 theo đúng thẩm quyền và các quy định hiện hành, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. 

Qua trao đổi với Bộ Thông tin và Truyền thông, được biết trước đó Bộ đã khảo sát về tình hình thực tế và kết quả triển khai thí điểm phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình địa phương qua vệ tinh Vinasat -1 ở một số Đài.

Hiện nay, trong 4 đài phát thanh, truyền hình được phép phát sóng thí điểm trực tiếp qua vệ tinh này, đã có 3 đài thực hiện, riêng Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng chưa thực hiện được do còn gặp khó khăn trong thủ tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

Bước đầu, các đài đánh giá cao hiệu quả của việc phát sóng trực tiếp qua vệ tinh Vinasat - 1, góp phần giải quyết tốt mục tiêu phủ sóng phát thanh, truyền hình đến vùng lõm. Như Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nâng chất lượng nội dung chương trình, tăng thời lượng phát sóng truyền hình thêm 3 tiếng/ngày, nâng tổng thời lượng phát sóng 18 tiếng/ngày khép kín từ 5 giờ đến 23 giờ hàng ngày.

Bộ đề xuất 5 nội dung tiêu chuẩn hóa

Thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ đã xây dựng dự thảo quy định các điều kiện, tiêu chuẩn và yêu cầu bắt buộc đối với các đài phát thanh, truyền hình các tỉnh, thành phố có nhu cầu phát sóng trực tiếp chương trình trên vệ tinh Vinasat - 1. Trong đó, Bộ đề xuất Chính phủ 5 nội dung cơ bản.

Thứ nhất, tổng thời lượng phát sóng mỗi kênh chương trình truyền hình và kênh chương trình phát thanh tối thiểu 15 giờ/ngày.

Thứ hai, tổng thời lượng phát sóng phim nước ngoài tại khung giờ từ 20 - 22 giờ hàng ngày đối với kênh chương trình truyền hình không vượt quá 50% trong một tuần (không vượt quá 7 tiếng/tuần). Đồng thời, có phương án nâng cao chất lượng và thời lượng các chương trình do Đài tự sản xuất bảo đảm phục vụ yêu cầu thông tin, truyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội của địa phương, tiến tới nâng tỷ trọng chương trình địa phương lên tối thiểu 40%/kênh chương trình vào năm 2011.

Thứ ba, có phương án kỹ thuật và phương án tài chính đầy đủ, rõ ràng, khả thi để thực hiện việc phát sóng trực tiếp các chương trình phát thanh, truyền hình địa phương qua vệ tinh Vinasat-1 và được UBND tỉnh phê duyệt.

Thứ tư, văn bản đề nghị của UBND tỉnh khẳng định việc bảo đảm nguồn lực tài chính để thực hiện phương án đã phê duyệt.

Thứ năm, ưu tiên cho phép các đài phát thanh, truyền hình phát sóng trực tiếp các chương trình phát thanh, truyền hình của địa phương qua vệ tinh Vinasat-1 để phục vụ nhu cầu phủ sóng vùng sâu, vùng xa, vùng lõm sóng.

(Theo Phan Hiển // Tin Chính phủ // Công văn số 2168/VPCP-KGVX)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi