Nước về các hồ thủy điện cực thấp so với trung bình nhiều năm. Một số nhà máy nhiệt điện vận hành không ổn định. Mùa khô tới việc sản xuất điện sẽ vô cùng khó khăn.
Nhiều hòn đảo nhỏ chìm tại hồ thủy điện Hòa Bình giờ đây nhô cao trên mặt nước - Ảnh Chinhphu.vn |
Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, chưa có năm nào tình trạng hạn hán lại kéo dài như vậy.
“Có thể khẳng định đây là thảm họa không thể cứu vãn được đối với ngành điện. Chỉ còn 3 tháng nữa là hết năm 2010, với tình hình này, kế hoạch phát điện cho năm 2011 rất đáng lo và nguy cơ thiếu điện trong năm tới rất rõ nét”, ông Hưng nói.
Do hệ thống điện không có công suất dự phòng, nên hiện nay vào giờ cao điểm buộc phải giảm tải từ 5-10%.
Một trong những nguyên nhân khiến lượng điện thiếu hụt tăng là do các đơn vị sản xuất thép trên cả nước đang sử dụng tới 1.900 MW. Các cơ sở sản xuất xi măng sử dụng từ 1.200 - 1.500 MW.
Trong khi đó EVN phải huy động các nhà máy chạy bằng nhiên liệu đắt tiền như dầu DO, FO và mua điện của Trung Quốc nên trong 6 tháng đầu năm, EVN đã lỗ tới gần 6.000 tỷ đồng. Mức lỗ dự kiến sẽ giảm bớt nhưng vẫn phụ thuộc vào lượng nước về các hồ thủy điện cuối năm.
EVN có 17 hồ thủy điện trên cả nước với tổng công suất khoảng 6.500 MW chiếm gần 30% tổng công suất của toàn hệ thống điện (19.000 MW) nhưng hầu hết các hồ khu vực miền Nam và miền Trung không có nước về. Nhiều hồ đang ở mực nước chết hoặc nhỉnh hơn mực nước chết một chút. Cụ thể, hồ thủy điện Sông Ba Hạ cao hơn mực nước chết 0,3m, hồ Hàm Thuận cao hơn mực nước chết 0,60m, hồ thủy điện Trị An chỉ cao hơn 0,4m, hồ Ialy cao hơn 0,2m, hồ Trị An, hồ Pleikrông cao hơn 0,4m. EVN có 17 hồ thủy điện trên cả nước với tổng công suất khoảng 6.500 MW chiếm gần 30% tổng công suất của toàn hệ thống điện (19.000 MW) nhưng hầu hết các hồ khu vực miền Nam và miền Trung không có nước về. Nhiều hồ đang ở mực nước chết hoặc nhỉnh hơn mực nước chết một chút. Cụ thể, hồ thủy điện Sông Ba Hạ cao hơn mực nước chết 0,3m, hồ Hàm Thuận cao hơn mực nước chết 0,60m, hồ thủy điện Trị An chỉ cao hơn 0,4m, hồ Ialy cao hơn 0,2m, hồ Trị An, hồ Pleikrông cao hơn 0,4m. Riêng hồ thủy điện Hòa Bình đến giờ này mới tích được 98,62m nước, thấp hơn cùng kỳ năm 2009 gần 13m và thiếu hụt hơn 18,4 tỷ m3 nước. Về các giải pháp khắc phục nguy cơ trên, ông Hưng cho biết, có thể nhìn thấy từ nay đến 2012 nguy cơ thiếu điện không tránh được và giải bài toán thiếu điện này cần sự chung sức từ nhiều phía. Về phía EVN, Tập đoàn sẽ đốc thúc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà máy điện, làm việc với các nhà máy điện ngoài ngành để huy động tối đa công suất, kể cả các nhà máy chạy bằng nhiên liệu đắt tiền, sẽ mua điện của Trung Quốc với sản lượng cao nhất song ngay từ bây giờ các phụ tải phải rà soát lại việc tiêu thụ điện của mình. Những dây chuyền cũ, lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng mà hiệu suất thấp cần được thay thế bằng các thiết bị tiết kiệm điện. Các đơn vị sản xuất sắt thép, xi măng cũng cần cân đối sản xuất, đảm bảo tiêu thụ điện năng hợp lý. Vào mùa khô hàng năm, hồ thủy điện Hòa Bình phải xả 3 - 4 đợt phục vụ các tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng đổ ải làm vụ đông xuân. Do đó, ngay từ bây giờ, các địa phương chủ động kiểm tra hệ thống kênh mương, hồ ao để tích nước phục vụ tưới cho đồng ruộng. “Như vậy sẽ tiết kiệm được hàng tỷ m3 nước để sản xuất điện”, ông Hưng cho biết. Sau tháng 9, EVN sẽ tính toán lại để báo cáo Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ thống nhất kế hoạch sử dụng nguồn nước các hồ thủy điện. (Theo Minh Huệ // Tin Chính phủ)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com