Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Petrolimex: Lẽ ra giá xăng dầu giảm trong tháng 6

Ảnh: Quang Duy/Vietnam+
“Trong tháng Sáu vừa qua, hoàn toàn có khả năng để giảm giá xăng dầu, nhưng không thể giảm giá được bởi vì doanh nghiệp gặp nhiều lúng túng trong xử lý những tồn tại cũ.”

Đó là phát biểu của bà Đàm Thị Huyền, Phó tổng Giám đốc, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tại cuộc họp giao ban công tác tháng Bảy, do Bộ Công Thương tổ chức sáng 1/8, tại Hà Nội.

Theo bà Huyền, nhiều bất cập trong cơ chế chính sách hiện nay, như dư nợ ngoại tệ và cơ chế điều hành giá xăng dầu đã làm cho việc kinh doanh xăng dầu rơi vào trạng thái “bí.”

Cụ thể, việc tồn kho xăng dầu luôn phải đảm bảo trong 30 ngày, nhưng thực tế đã lên gần 40 ngày trong đầu tháng Sáu, tăng 32% so với mức bình thường.

Việc lúng túng ở đây được hiểu là sự dồn nén của thị trường khi giá lên và thậm chí là cả lúc đi xuống, chỉ trong tháng Hai và tháng Ba khi thị trường khó khăn thì mức tiêu thụ của Petrolimex đã lên đến 860 nghìn mét khối/tháng, nhưng sang tháng Sáu và Bảy lại sụt giảm mạnh về mức 532 nghìn mét khối/tháng.

Bên cạnh đó, dư nợ ngoại tệ bình quân từ tháng Sáu trở đi lại bắt đầu căng thẳng, hiện lượng tồn cũ vẫn còn âm hơn 2.000 tỷ đồng tiền Việt chưa chuyển sang ngoại tệ được để trả nợ ngân hàng nên dù phía Bộ Tài chính đã có văn bản đồng ý xử lý vướng mắc đó nhưng Tổng công ty lại rất “lúng túng.”

"Theo cách lấy lãi ở giai đoạn sau bù cho giai đoạn trước thì chúng tôi không dám làm gì cả vì vừa phải tích lũy vừa trả nợ, đó là câu chuyện dẫn tới chuyện có thể giảm giá hay phải tích lũy để bù trừ cho giai đoạn trước," bà Huyền lý giải.

Với cách giải thích này, xem ra cơ chế điều hành xăng dầu hiện nay còn nhiều bất cập và quyền lợi của người tiêu dùng trong nước vẫn chưa được quan tâm đúng mức khi cơ hội giảm giá đã rất rõ.

Trong khi vấn đề lỗ lãi còn chưa được giải quyết thì hiện giá xăng dầu thế giới đã “nóng” trở lại và cơ hội giảm giá cũng đã trôi qua hơn một tháng.

Theo tính toán của Petrolimex, đến ngày hôm nay một lít xăng dầu bán ra theo giá cơ sở đang chênh với giá hiện hành là: xăng âm 600 đồng, dầu diesel âm 400 đồng, còn dầu mazút cũng âm gần 500 đồng.

Phía Petrolimex cũng lên tiếng: “Nếu trong thời gian ngắn không có xử lý thích đáng về thị trường và giá cả thì áp lực nguồn sẽ lại đổ dồn vào tổng công ty.”

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, Nguyễn Cẩm Tú, cần phải hiểu chính xác khoản lợi nhuận của Petrolimex trong năm 2011.

Theo bản cáo bạch trước IPO của Petrolimex, thì khoản lãi này được dự kiến từ quí IV/2011 khi giá xăng dầu được vận hành theo tinh thần của Nghị định 84/2009/NĐ-CP, ngoài ra còn do những ngành nghề khác của Petrolimex bù vào.

Về  giải thích của lãnh đạo Petrolimex trong việc kinh doanh xăng dầu thời gian qua liên tục kêu lỗ nhưng việc đại lý lại được hưởng những khoản thù lao rất lớn, bà Huyền cho biết: "Chúng tôi có mạng lưới bán lẻ rất nhiều nên Petrolimex mới giữ được mức thù lao ở mức hợp lý. Không thể trách các công ty khác được vì muốn giải phóng tồn kho thì phải đẩy ra mạng lưới trung gian và muốn bán được phải hạ giá, đây là điều bất cập cần được hiểu rõ."

Để giải quyết bài toán tồn kho thì Petrolimex cũng đang đẩy mạnh việc bán ra, tái xuất những chuyến tàu và xử lý các hợp đồng không bị phạt, điều này đã giúp lượng tồn kho bình quân thực tế giảm xuống còn 32 ngày trong thời điểm hiện nay.

Riêng quỹ bình ổn giá, lãnh đạo Petrolimex cũng nhấn mạnh, mặc dù trong sáu tháng 15 ngày đầu năm quỹ này luôn ở trạng thái “âm” thì nay đã dương 102 tỷ đồng.
 
Quang Duy (Vietnam+)

  • Tồn kho ngành công nghiệp đáng báo động
  • Phát triển 3.000 doanh nghiệp khoa học - công nghệ đến năm 2015
  • Dán nhãn năng lượng: “Giấy thông hành” cho thiết bị điện
  • Thanh toán giá điện theo thị trường sớm hơn
  • Sẽ khảo sát an ninh mạng của các báo điện tử
  • Sẽ kiểm toán quỹ bình ổn xăng dầu
  • Cục Thuế Hà Nội: 6 tháng, thu thuế đạt 56.210 tỷ đồng
  • Sẽ kiểm tra hồ sơ của doanh nghiệp báo lỗ liên tục
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi