Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phải đảm bảo thực hiện nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức

Ngày 23/2, Bộ Công Thương đã có Công điện khẩn gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phải cung ứng đủ cho nhu cầu xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn các tỉnh, thành phố.

Theo đó, Bộ Công Thương sẽ căn cứ hạn mức tối thiểu và tiến độ nhập khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối để quyết định xử lý vi phạm đối với thương nhân không đạt tiến độ nhập khẩu xăng dầu như đã đăng ký.

Cụ thể các thương nhân đầu mối phải đảm bảo thực hiện nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức Bộ đã giao trong năm 2011. Trong đó quý 1 phải đảm bảo nhập khẩu tối thiểu là 25% hạn mức để cung ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn các tỉnh, thành phố mà doanh nghiệp có cửa hàng bán lẻ, nhất là tại các vùng trọng điểm như Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.

Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải tập trung điều tiết xăng dầu trong hệ thống phân phối, kể cả hệ thống tổng đại lý, đại lý bán lẻ về các vùng trọng điểm để bảo đảm sản xuất, đặc biệt tại Tây Nguyên (Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng…) và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trước đó, Bộ Công Thương đã có cuộc kiểm tra tình hình nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh xăng dầu đầu mối trên cả nước và đã phát hiện không ít doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh xăng dầu không nhập hàng về. Bộ Công Thương cho biết, những doanh nghiệp này sẽ bị xử lý rất nặng, thậm chí có thể bị rút giấy phép kinh doanh.

Một trong các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu vượt chỉ tiêu phải kể đến là Tổng công ty Xăng dầu VN (Petrolimex). Trong tháng 1-2011 và 15 ngày đầu tháng 2-2011, Petrolimex đã nhập hơn 1,5 triệu m3 tấn xăng dầu, cao hơn so với cùng kỳ năm trước 22%, vượt tiến độ so với hạn mức Bộ Công Thương giao năm 2011 là 20%.

(Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi