Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển kinh tế bền vững bằng năng lượng tái tạo

Năng lượng gió. (Nguồn: Internet)
Việt Nam rất quan tâm đến việc phát triển và khai thác năng lượng tái tạo, do sự khai thác và sử dụng mạnh mẽ nên nguồn năng lượng hóa thạch quý giá (không tái tạo) đang cạn dần, dẫn đến nguy cơ mất an ninh năng lượng ở nhiều quốc gia, khu vực và quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong cho biết, Việt Nam được đánh giá rất có tiềm năng dồi dào về năng lượng tái tạo (như năng lượng gió, thủy điện, Mặt Trời). Nếu được đầu tư phát triển nguồn năng lượng tái tạo đúng hướng, nguồn năng lượng này có thể góp phần quan trọng vào giải quyết vấn đề năng lượng, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.

Từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định quy định một số cơ chế chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM). Theo quyết định này, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đều được quyền đầu tư vốn, công nghệ để xây dựng dự án CDM tại Việt Nam và được hưởng ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, tín dụng đầu tư của nhà nước.

Hơn 10 năm trở lại đây, các nhà khoa học và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã bắt đầu quan tâm phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Một loạt các dự án phát triển các nguồn ngăng lượng tái tạo đã được lên kế hoạch và bước đầu triển khai.

Tuy vậy, thành công mới chỉ được ở các nguồn như biogas, thủy điện nhỏ và điện Mặt Trời. Nguyên nhân do việc đầu tư sản xuất các nguồn năng lượng như điện gió, nhiệt điện, điện Mặt Trời đòi hỏi kinh phí lớn, kỹ thuật cao. Hầu hết các thiết bị và linh kiện liên quan đến sản xuất năng lượng tái tạo chưa sản xuất được ở Việt Nam mà phải nhập khẩu.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có khả năng tiềm tàng cho năng lượng tái tạo. Thậm chí có thể đảm bảo 100% điện từ năng lượng tái tạo.

Về bức xạ Mặt Trời, Việt Nam có đến 2.000-2.500 giờ nắng/năm, với lượng bức xạ mặt trời 150 Cal/cm2/năm. Về gió, khu vực miền Trung, hải đảo có tốc độ gió trung bình 4m/s ở độ cao 12m có thể lắp đặt các tuốcbin gió. Về điện địa nhiệt có hơn 300 nguồn nước khoáng nóng ở Tây Bắc và Trung Bộ. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong số 14 nước trên thế giới giàu tiềm năng thủy điện nhất./.

Văn Hào (Vietnam+)

  • Quyết định mới về bồi thường, tái định cư: Phải đồng thuận cao mới ban hành
  • Giảm thuế, giá xăng dầu vẫn khó giảm
  • Bộ Công Thương kiến nghị bỏ 38 dự án thủy điện
  • VUSTA tập hợp, thu hút trí thức tham gia xây dựng đất nước
  • Báo cáo Quốc hội về Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
  • Ngành phần mềm Việt Nam: Hợp đồng lớn thuộc về nước ngoài
  • Bộ Công Thương bàn chuyện phát triển thương mại mậu biên
  • Triển khai hải quan điện tử còn chậm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi