Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy định chi tiết trách nhiệm bồi thường Nhà nước

Giải quyết bồi thường tại cơ quan nào, trách nhiệm hoàn trả của người làm sai ra sao, cơ quan nào quản lý nhà nước về công tác bồi thường… những vấn đề đó đã được giải đáp cụ thể trong một Nghị định mới.

Nghị định này đã chi tiết chuyên sâu về giải quyết bồi thường theo đúng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 3/3/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

 Về nguyên tắc, Nhà nước chỉ bồi thường đối với các trường hợp thiệt hại được quy định trong phạm vi của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Cũng như vậy, không bồi thường thiệt hại xảy ra trong điều kiện vì người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền lợi ích của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

Phân cấp trách nhiệm bồi thường

Nghị định quy định rõ cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong 2 hoạt động: quản lý hành chính và thi hành án dân sự.

Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là cán bộ, công chức thuộc cấp Bộ, Tổng cục, Cục hoặc là thành viên UBND cấp tỉnh thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cấp Bộ, Tổng cục, Cục và UBND cấp tỉnh đó.

Trong trường hợp là thành viên UBND cấp huyện và do các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện trực tiếp quản lý thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là UBND cấp huyện. Đối với cấp xã, sẽ bồi thường khi người thi hành công vụ hoặc cán bộ, công chức cấp xã gây ra thiệt hại.

Riêng hoạt động thi hành án dân sự, người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là công chức của Tổng cục thi hành án dân sự, Cục thi hành án cấp tỉnh, Cục thi hành án Bộ Quốc phòng  hoặc Chi cục thi hành án cấp huyện, cấp quân khu thì những cơ quan này phải đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường.

Xác định cơ quan bồi thường trong 5 ngày

Trường hợp người bị thiệt hại không xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của người bị thiệt hại, cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường phải có văn bản xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị bồi thường đến cơ quan tài chính cùng cấp để thực hiện chi trả tiền bồi thường.

Công chức làm sai phải bồi thường tối đa 36 tháng lương

Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại nhưng tối đa không quá 36 tháng lương của người đó, tại thời điểm quyết định việc hoàn trả.  

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2010.

(Theo Mai Hương // Tin Chính phủ // Nghị định số 16/2010/NĐ-CP)

 

  • Tập đoàn, TCT Nhà nước: 2010 phải đạt và vượt mức tăng trưởng 10%
  • Ngành Điện chạy đua với nắng nóng
  • Doanh nghiệp công khai cách tính giá bán lẻ xăng, dầu
  • Ngừng, giảm cấp điện khi công suất dự phòng nhỏ hơn 3%
  • Tiếp tục thực hiện bình ổn giá
  • Nữ doanh nhân góp phần giúp nền kinh tế vượt khó
  • Mua 50.000 tấn gạo bổ sung lương thực dự trữ quốc gia
  • Không thể đổ lỗi cho thị trường tự do
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi