Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản xuất công nghiệp tháng 2 lấy lại đà tăng rõ rệt

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Sản xuất công nghiệp tháng 2/2012 đã lấy lại được đà tăng trưởng rõ rệt tới 10% sau khi bị sụt giảm gần 13% trong tháng 1 do nghỉ Tết kéo dài.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại giao ban định kỳ sáng 28/2 cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 2 đã tăng 10% so với tháng 1/2012 và tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2011.

Tính chung hai tháng đầu năm 2012, IIP tăng 3,9% so với cùng kỳ, trong đó, IIP của ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 11,7%; công nghiệp chế biến tăng 5%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, gas và nước tăng 2,4%.

Trong hai tháng đầu năm, các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp đã đạt được mức tăng trưởng khá gồm: Than đá sạch đạt 7,5 triệu tấn tăng 6,9%, dầu mỏ thô khai thác đạt 2,7 triệu tấn tăng 11,6%, khí đốt thiên nhiên đạt 1,51 tỷ m3 tăng 3,2%, khí hóa lỏng (LPG) đạt gần 138.000 tấn tăng trên 35%, thủy hải sản chế biến đạt trên 237.000 tấn tăng 11%; điện sản xuất đạt 16,3 tỷ kWh tăng 12,8%...

Tuy nhiên, trong tháng hai, nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng tiếp tục sụt giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ thấp dưới tác động của việc nhiều công trình xây dựng bị đình hoãn, giãn tiến độ. Cụ thể: Ximăng giảm 14%, thép tròn giảm 23,7%, kính thủy tinh giảm 15,8%, gạch xây bằng đất nung giảm 13,9%, gạch lát ceramic giảm 10,2%...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, sau tình hình sản xuất trầm lắng trong tháng 1 do nghỉ tết kéo dài, hoạt động sản xuất tháng 2 đã có bước chuyển tích cực, theo hướng tăng trưởng cao và ổn định hơn. Tuy nhiên, các cấp, địa phương cần lưu ý vấn đề lạm phát có khả năng tái diễn, lãi suất vẫn ở mức cao và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên sản xuất chưa thể bứt phá ngay trong thời gian tới.
 
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)

  • Phát triển khu kinh tế: Địa phương “kêu” là đúng!
  • Bớt nuông chiều các tập đoàn kinh tế
  • Kiểm tra tiền lương tại EVN: Không biết thu nhập của lãnh đạo!
  • Tiếp tục bỏ ngỏ khả năng áp dụng “đường bay vàng”
  • DNNN sẽ được tái cơ cấu cùng ngân hàng
  • Bộ Giao thông Vận tải giải thích lý do thu phí ôtô, xe máy
  • Tập đoàn nhà nước “khôn nhà dại chợ”
  • Thu phí lưu hành xe: “Còn phải bàn rất kỹ”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi