Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thu phí lưu hành xe: “Còn phải bàn rất kỹ”

picture
Đề xuất thu phí lưu hành của Bộ Giao thông Vận tải vẫn đang gây tranh cãi.

Quan điểm cá nhân và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải về việc thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân vào trung tâm thành phố giờ cao điểm là câu hỏi đã được báo chí đặt ra với Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, chiều 9/1.

Đề xuất được cho là ảnh hưởng đến toàn dân nói trên vốn là vấn đề đang rất nóng lại càng nóng hơn, sau hội nghị của ngành giao thông cuối tuần qua, một số báo điện tử đã dẫn lại lời Bộ trưởng Đinh La Thăng, rằng giải pháp này đã được thông qua tại Quốc hội, vậy nhưng khi Bộ đề xuất thì cứ như là vấn đề từ “trên trời rơi xuống”, khi một số vị đại biểu Quốc hội trả lời báo chí là cần xem xét lại vấn đề này.

Theo Bộ trưởng thì "các đại biểu cũng cần có trách nhiệm, đây là chủ trương của Đảng, của Quốc hội". Bộ trưởng cũng đã yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông quốc gia báo cáo Thường vụ Quốc hội về việc đại biểu Quốc hội không tán đồng với đề án thu phí lưu hành.

Trả lời báo chí, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nói rằng, tại diễn đàn Quốc hội kỳ họp vừa qua chỉ nói ý chung là phải thay đổi chế độ phí và lệ phí để có thể tạo ra động lực mới thu hút các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế khác ngoài vốn nhà nước, vì vấn đề phí hiện nay chưa hợp lý, hấp dẫn nên chưa thu hút được đầu tư theo hình thức như PPP, nhưng "Quốc hội cũng chưa bàn cụ thể việc này".

Theo ông Lưu, hiện tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa nghe, chưa xem đề án cụ thể của Chính phủ.

“Báo chí và dư luận xã hội hiện nay thì rất nhiều chiều nhưng quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải là có 1 loại phí như vậy, mục đích không chỉ là giảm ùn tắc giao thông, xử lý vấn đề tai nạn giao thông mà hơn thế là thêm một nguồn lực, nguồn vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng , duy tu bảo dưỡng. Mức bao nhiêu, thu như thế nào, đối với phương tiện gì thì còn phải bàn rất kỹ nữa”, ông Lưu nói.

Lưu ý báo chí rằng mình không phải là một chuyên gia kinh tế, khi tiếp tục nhận được câu hỏi về sự hợp lý của đề xuất thu thêm phí khi mỗi phương tiện đi lại của người dân hiện đã cõng quá nhiều loại thuế, phí rồi, ông Lưu cho biết, khi trình đề án ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì phải xem xét toàn diện xem trong lĩnh vực giao thông hiện có những loại thuế gì, phí gì, mức như thế nào, làm thế nào cho hợp lý, vừa đảm bảo nguồn lực cho đầu tư nhưng lại vẫn phù hợp thu nhập hiện tại của người dân.

“Nguyên nhân và giải pháp giải quyết ùn tắc không phụ thuộc vào vấn đề phí, lệ phí này mà cần 1 loạt giải pháp. Song bây giờ cái gì có thể làm được thì chúng ta phải cố gắng làm để mang lại lợi ích chung, giải pháp nào mang lại sự an toàn, hiệu quả thì chúng ta ủng hộ. Nhưng biện pháp cụ thể như nào thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cần có đề án cụ thể thì lúc đó mới nói rõ được ý kiến của mình”, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nhấn mạnh.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi