Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sắp có đợt thanh tra giá thứ 2

Cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính – Nguyễn Tiến Thỏa cho biết sẽ có đợt thanh tra giá nhiều mặt hàng trên phạm vi toàn quốc. Các đơn vị vi phạm sẽ bị nêu tên trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đề nghị ông cho biết kết quả đợt kiểm tra giá hàng hóa một số mặt hàng do Thanh tra Tài chính thực hiện mới đây?

- Qua thanh kiểm tra ở một số công ty thép, gas phân bón trong tháng 3/2010, bước đầu chúng tôi đã phát hiện một số sai phạm và thanh tra Bộ Tài chính cũng xử lý nghiêm túc theo quy định của pháp luật. Hơn 10 doanh nghiệp đã bị xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền, mỗi đơn vị 7,5 triệu đồng vì không tuân thủ quy định đăng ký giá. Trong đó có Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội, Công ty phân bón miền Nam, Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam, Công ty cổ phần Gas Petrolimex... Xử phạt 4 triệu đồng về hành vi không chấp hành quy định về kê khai giá đối với công ty phân bón Bình Điền; đồng thời cũng phạt tiền về hành vi không chấp hành quy định về niêm yết giá đối với Công ty cổ phần kim khí Hà Nội, Công ty cổ phần thép Đình Vũ…

Trong tháng 3 một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Nam, Quảng Bình, Hải Phòng, Sóc Trăng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Bến Tre, Bạc Liêu, Thanh Hóa, Tiền Giang, kiểm tra, phát hiện và xử lý nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh không thực hiện quy định về niêm yết giá… Đáng chú ý Hà Nội tiến hành kiểm tra dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô ở 47 điểm trên địa bàn đã phát hiện 36 điểm vi phạm về niêm yết giá, 39 điểm thu phí cao hơn quy định, 39 điểm sử dụng chứng từ tự chế không đúng quy định. Đoàn kiểm tra đã nhắc nhở, cảnh cáo 15 điểm và xử phạt vi phạm hành chính 31 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền là 194 triệu đồng.

- Nhiều người cho rằng kiểm tra, xử phạt xong, thanh tra về thì tình hình vi phạm lại đâu vẫn vào đấy, ông nghĩ sao?

- Chúng tôi kêu gọi sự phối hợp của các cơ quan giám sát, của người tiêu dùng để cùng phát hiện sai phạm của doanh nghiệp về quản lý giá. Bộ Tài chính, Sở Tài chính các tỉnh còn đang tiếp tục thanh tra, kiểm tra giá đối với nhiều đơn vị và trong nhiều tháng nữa. Nếu những doanh nghiệp vi phạm đã xử lý lại vi phạm tiếp, cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xử phạt và kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thưa ông, để kiểm soát lạm phát ở mức không quá 7% của cả năm, tới đây, Bộ Tài chính sẽ làm gì?

- Thực hiện Nghị quyết số 18 của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát giá một số mặt hàng quan trọng; yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện việc đăng ký giá, kê khai giá.

Đồng thời ngày 14/4, Bộ Tài chính tiếp tục có công văn số 4629 gửi đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh tiếp tục tổ chức các đoàn kiểm tra giá trên địa bàn. Trong đó yêu cầu, thành lập các Đoàn công tác liên ngành gồm: Sở Tài chính, Sở Công Thương, Cục Thuế, Chi cục Quản lý thị trường…) kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa có biến động tăng giá trong những tháng đầu năm 2010, trước mắt tập trung kiểm soát chi phí sản xuất, kinh doanh, giá thành, giá bán những hàng hóa như thép xây dựng, xi măng, phân bón hóa học, một số loại thức ăn chăn nuôi gia súc (ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương) và gạch xây dựng.

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có vi phạm, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố xử lý như yêu cầu niêm yết theo giá cũ, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, thu hồi chênh lệch giá do tăng giá bất hợp lý. Đồng thời công bố công khai các đơn vị vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

(VnExpress)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi