Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải pháp cho thiếu điện: doanh nghiệp phải chạy máy phát

Tình hình cung cấp điện đã căng thẳng từ cuối tháng 3.2010 và sẽ tăng dần lên trong các tháng tiếp theo trong mùa khô năm 2010. Hà Nội và TP.HCM đã kiến nghị tập đoàn Điện lực Việt Nam ưu tiên phân bổ sản lượng cho địa phương nhưng vẫn phải cùng các công ty điện lực địa phương thực hiện chủ trương tiết kiệm điện.

Đáng chú ý, các khách hàng sử dụng điện sẽ được rà soát lại theo mức độ ưu tiên cấp điện. Ngành điện sẽ tiến hành thoả thuận với khách hàng ưu tiên 1 và 2 để thoả thuận công suất dự kiến sử dụng điện và biểu đồ phụ tải theo từng phương án trong tình huống thiếu điện theo khả năng đáp ứng 100%, 70%, 50% nhu cầu phụ tải. Các khách hàng trọng điểm là doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất lớn được điện lực thông báo tình trạng khó khăn về cung ứng điện hiện nay là do thiên tai, thời tiết bất thường và đề nghị khách hàng cùng “chia sẻ” và có kế hoạch sản xuất để giãn bớt nhu cầu điện, và tiết kiệm ngay 5 – 10% nhu cầu điện của doanh nghiệp hoặc áp dụng biện pháp sử dụng máy phát điện dự phòng của doanh nghiệp để đảm bảo một phần nhu cầu điện của mình.

Một cán bộ có hơn 30 năm hoạt động trong ngành điện cho biết, việc thiếu điện vào mùa khô thì năm nào cũng gặp phải và ít nhất trong 5 – 10 năm tới tình trạng này vẫn còn diễn ra. Lý do là thuỷ điện chiếm 50% sản lượng điện năng của ngành điện nên sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Điện năng từ gió đã triển khai nhưng hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu, chi phí đầu tư lại khá tốn kém nếu muốn sản lượng đạt hiệu quả. Điện hạt nhân thì chỉ mới bắt đầu các bước triển khai nên còn lâu mới có thể thay đổi tình hình thiếu điện vào mùa khô hàng năm.

Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Nguyễn Mạnh Văn, phó ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai nhận định: “Thiếu điện do hạn hán là việc không thể tránh khỏi nên các doanh nghiệp phải chạy máy phát. Tuy nhiên, ngành điện cũng nên xem lại việc tăng giá điện trong khi chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trên các địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế như Đồng Nai chẳng hạn”.

Ông Nguyễn Văn Yên, chánh văn phòng tổng công ty Điện lực TP.HCM nhận định: “Việc thiếu điện do hạn hán là thách thức lớn cho đời sống, kinh tế nhưng cũng đồng thời là cơ hội để nhìn lại chuyện tiết kiệm điện. Tiết kiệm điện là tiết kiệm cho tiền túi người dân, chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiết kiệm cho cả nền kinh tế”. Tuy nhiên, việc cắt giảm 5 – 10% sản lượng điện là cả một nỗi lo lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất.

(Theo Mai Quốc Ấn // SGTT Online)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi