Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi của Petrolimex là thật hay giả?

picture
Lợi nhuận sau thuế dự kiến trong năm nay của Petrolimex là gần 600 tỷ đồng.

Bản cáo bạch tài chính của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chuẩn bị cho việc cổ phần hóa doanh nghiệp này đang gây nhiều bức xúc cho người tiêu dùng trong cả nước.

Bởi lẽ, trong vòng 3 - 4 năm qua, không khi nào Petrolimex không “kêu” lỗ từ kinh doanh xăng dầu. Và hệ lụy là giá xăng dầu trong nước liên tiếp được điều chỉnh tăng, người tiêu dùng thậm chí còn phải góp thêm hàng nghìn đồng cho mỗi lít xăng với nghĩa tạo lập quỹ bình ổn giá xăng dầu, ngân sách nhà nước liên tục được rót cho các doanh nghiệp xăng dầu kèm lời giải thích “để bù lỗ”.

Thế nhưng, trung tuần tháng 7 vừa qua, bản cáo bạch của Petrolimex (phục vụ quá trình cổ phần hóa) lại cho thấy, trong năm 2008 doanh nghiệp này lãi hơn 913 tỷ đồng, năm 2009 lãi 2.880 tỷ đồng, năm 2010 lãi 81 tỷ đồng, và năm 2011 này dự kiến lãi cả năm khoảng 598 tỷ đồng.

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 24/7, trả lời báo giới, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa, cho hay ngoài kinh doanh xăng dầu, Petrolimex còn kinh doanh các ngành khác, và việc lỗ lãi của Petrolimex sẽ được Kiểm toán Nhà nước xác định.

Riêng về kết quả kinh doanh xăng dầu, ông Thỏa khẳng định: "Việc Petrolimex báo cáo lãi chỉ là dự kiến từ nay đến cuối năm. Hơn nữa, vì Petrolimex là doanh nghiệp kinh doanh tổng hòa nhiều lĩnh vực, nên họ có lãi từ những ngành nghề đó. Còn nếu nói riêng xăng dầu thì họ lỗ”.

Cũng theo Cục trưởng Thỏa, nhà nước hiện nay không còn bù lỗ cho kinh doanh xăng dầu nữa, mà thực hiện kinh doanh theo nghị định 84/CP.

“Về lý thuyết, Petrolimex là một doanh nghiệp kinh doanh, mà đã kinh doanh thì phải có trách nhiệm bảo toàn vốn và có lợi nhuận. Nghị định 84 cũng đã có phép tính giá cơ sở bảo đảm bù đắp chi phí và có lợi nhuận định mức nhất định”, ông Thỏa nói.

Lý giải cho việc Petrolimex vẫn lãi từ đầu năm đến nay, theo ông Thỏa, giá xăng dầu từ đầu năm đến nay tăng rất mạnh, chúng ta đã phải thực hiện giảm thuế nhập khẩu xăng dầu về 0%, cho sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu ở mức khá cao 1.650 đồng/lít xăng trong thời gian dài.

“Petrolimex là doanh nghiệp vừa kinh doanh lại vừa thực hiện bình ổn giá, nên phải thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ là kinh doanh không có lợi nhuận. Cho nên, trong những tháng đầu năm nay, chúng tôi tính toán giá cơ sở so với giá bán thì có chênh lệch, nhưng là chênh lệch lỗ”, ông Thỏa nói thêm.

Đại diện Cục Quản lý giá cũng khẳng định, trong những tháng cuối năm nay, cơ quan quản lý sẽ tạo cơ chế để doanh nghiệp kinh doanh bình thường, trong điều kiện Chính phủ đã nhất quán thực hiện kinh tế thị trường.

“Việc Petrolimex công bố có lãi là do họ xây dựng bản cáo bạch dự kiến đến cuối năm để chuẩn bị cho việc cổ phần hóa sắp tới. Còn việc chính thức lỗ trong mấy tháng đầu năm là bao nhiêu thì phải chờ Kiểm toán Nhà nước hoàn tất công việc kiểm toán, trong đó có việc kiểm toán quỹ bình ổn giá xăng dầu”, ông Thỏa cho hay.

Thế nhưng, trả lời báo giới, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Petrolimex Bùi Ngọc Bảo lại có những lý giải hoàn toàn khác với khoản lợi nhuận “kếch xù” của doanh nghiệp này trong mấy năm qua.

Theo ông Bảo, trong năm 2008 kinh doanh xăng dầu nội địa rất khó khăn, và thực tế doanh nghiệp này đã lỗ hàng chục tỷ đồng từ kinh doanh xăng dầu. Nhưng vì sao có khoản lãi trên 900 tỷ đồng là do giá thế giới tăng đến đỉnh điểm, giá trong nước do Nhà nước điều tiết.

Khi đó, Nhà nước bù lỗ để ổn định giá trong nước nhưng chỉ bù cho mặt hàng dầu với số tiền rất lớn. Còn xăng thì không bù dù không cho tăng giá bán lẻ, nên xăng là vẫn lỗ lớn.

Tuy nhiên, do được Nhà nước ứng trước 1.400 tỷ đồng cho các khoản lỗ này rồi trừ dần, nên cứ mỗi lít xăng được ứng 1.000 đồng.

“Được hỗ trợ như vậy nên trong chúng tôi quyết định đưa vào trong hạch toán có phát sinh khoản lợi này, nhưng thực chất vẫn lỗ. Những doanh nghiệp nào trả được nợ sớm thì tiết kiệm được chi phí, có lãi. Do trả nợ sớm nên qua đến năm 2009 Petrolimex đã có lãi lớn”, ông Bảo cho hay.

(Theo Vneconomy)

  • Chỉ điều chỉnh lương tối thiểu là chưa đủ
  • Ngành điện cần 48,8 tỷ USD phát triển trong 10 năm tới
  • Petrolimex: Lẽ ra giá xăng dầu giảm trong tháng 6
  • Tồn kho ngành công nghiệp đáng báo động
  • Phát triển 3.000 doanh nghiệp khoa học - công nghệ đến năm 2015
  • Dán nhãn năng lượng: “Giấy thông hành” cho thiết bị điện
  • Thanh toán giá điện theo thị trường sớm hơn
  • Sẽ khảo sát an ninh mạng của các báo điện tử
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi