Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sửa thuế TNDN: DN muốn giảm dưới 23%

Nhiều hiệp hội doanh nghiệp đã kiến nghị giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) xuống thấp hơn 23% đề xuất trong dự thảo sửa đổi Luật thuế TNDN vừa công bố.

Giảm thấp hơn, thực hiện sớm hơn

Đầu tháng 12/2012, Bộ Tài chính đã hoàn tất bản dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Theo đó, thuế suất phổ thông sẽ giảm từ mức 25% hiện hành xuống còn 23%. Riêng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ được áp dụng thuế suất thấp hơn là 20%.

Điều kiện để được hưởng mức thuế ưu đãi này là những DN có dưới 200 lao động và doanh thu bình quân năm là 20 tỷ đồng. Thời gian có hiệu lực của Luật dự kiến từ 1/1/2014.

Đóng góp ý kiến qua VCCI mới đây, Hội tư vấn Thuế Việt Nam cho rằng, có thể giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông thêm 1% so với mức 23% như dự thảo nêu. Cơ quan này thống kê, trong 9 năm qua, trung bình mỗi lần điều chỉnh, thuế suất giảm trên dưới 10%. Luật thuế TNDN năm 2003 áp dụng từ 1/1/2004 đã giảm thuế suất 4%, từ 32% xuống 28%, giảm tỷ lệ tương đối là 12,5 %. Luật thuế TNDN năm 2008 áp dụng từ 1/1/2009 điều chỉnh giảm 3 %, từ 28% xuống 25% với mức giảm tỷ lệ tương đối là 10,7 %.

Theo dự thảo lần này, thuế suất thuế TNDN giảm 2%, từ 25% xuống 23% với mức giảm tỷ lệ tương đối là 9,2 %.

Hội Tư vấn Thuế Việt Nam cũng cho rằng, theo tốc độ giảm dần thuế suất và theo chiến lược cải cách thuế, đến năm 2020 thuế suất thuế TNDN là 20% thì mức sửa đổi như dự thảo là hoàn toàn phù hợp.

“Tuy nhiên nếu khuyến khích doanh nghiệp tích lũy vốn đầu tư mở rộng thì có thể giảm thuế suất cơ bản thêm 1 % so với dự thảo, tức là hạ tiếp mức thuế suất xuống còn 22%, như vậy mức giảm tỷ lệ tương đối là 12 %”, Hội kiến nghị.

Việc giảm thuế suất cần phải tính toán phần hụt thu Ngân sách Nhà nước để có phương án hợp tình, hợp lý.

Đối với các DNNVV, Hội Tư vấn thuế bày tỏ, việc áp dụng thuế suất 20% cho nhóm DN này như dự thảo Luật sẽ đạt được hai mục đích, quan tâm hỗ trợ DN và ổn định nguồn thu từ các DN này.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cần nghiên cứu thêm một phương án thuế suất áp dụng chung cho các DNNVV. Cụ thể là có thể áp dụng giảm thêm thuế suất thuế TNDN dưới mức 23%, tức khoảng 20- 22 % cho các DNNVV nói chung.

Đồng thời, dự thảo Luật cũng nên đưa ra các giải pháp riêng cho DNNVV trong từng giai đoạn cụ thể. Hiện nay, tuy thuế TNDN là 25% % nhưng do gói “hỗ trợ” theo Nghị quyết của Quốc hội được giảm 30% thuế nên thực chất, các DN này chỉ nộp thuế TNDN là 17,5%.
 

Riêng về tiêu thức xác định DNNVV, Hội tư vấn thuế kiến nghị Bộ Tài chính cân nhắc thêm, đặc biệt là liên quan đến doanh thu có đặc thù thực tiễn doanh thu thương mại, sản xuất, dịch vụ rất khác nhau.

Liên quan đến ưu đãi này, Hiệp hội Doanh nghiệp Gia Lại có ý kiến cần nới rộng điều kiện các DN nhỏ và vừa được hưởng thuế suất 20%. Cụ thể, đó là những DN sử dụng dưới 300 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có doanh thu năm không quá 100 tỷ đồng.

Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận cũng có đề xuất tương tự khi cho rằng, dự thảo Luật cần bổ sung đối tượng dược hưởng mức thuế suát 20%. Bên cạnh đó, hiệp hội này còn bày tỏ, cần rút ngắn thời gian áp dụng mức thuế suất 20% này là thực hiện từ 01/7/2013 thay vì 01/01/2014 như dự thảo.

Trong khi đó, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc lại muốn: “Trong lúc các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn kinh doanh thì 5 năm tới – tức là sau khi Luật sửa đổi có hiệu lực ( từ năm 2014 – 2019), thuế suất thuế TNDN nên quy định là 20%. Đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, sử dụng dưới 200 lao động, doanh thu dưới 20 tỷ thuế suất nên quy định là 17%.

Không nên khống chế chi phí quảng cáo

Trong công văn gửi tới Bộ Tài chính, VCCI còn đề xuất dự thảo Luật thuế TNDN không nên tiếp tục khống chế chi phí quảng cáo.

So sánh với Luật hiện hành, dự luật đã điều chỉnh mức khống chế chi phí khuyến mại quảng cáo từ 10% lên 15%, tức là nếu chi vượt mức này, DN sẽ không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

Đại diện cho tiếng nói của nhiều hiệp hội DN, VCCI cho biết, mặc dù đã giảm mức khống chế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng chưa hợp lý và nên bãi bỏ mức giới hạn này.

Theo phân tích của VCCI, Việt Nam là một trong ít nước trên thế giới có quy định về mức khống chế như trên đối với chi quảng cáo và khuyến mại. Điều này làm cho chi phí thuế thực của doanh nghiệp tăng lên trung bình khoảng 42% - 80% so với chi phí thuế danh nghĩa. Đây là một điểm hạn chế lớn trong quá trình ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trên thực tế, quy định này có thể hạn chế ở mức nào đó hiện tượng lẩn tránh thuế của doanh nghiệp, nhờ đó sẽ hạn chế thất thu cho ngân sách. Tuy nhiên, chính quy định này đã gây thiệt hại cho DN vì thực tế phổ biến, các DN đều đang chi cho các hoạt động này trên mức khống chế là chủ yếu. Hơn nữa, vì chiến lược, quy mô, ngành nghề khác nhau nên nhu cầu quảng cáo, khuyến mãi, quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp là khác nhau. Việc khống chế chi phí này sẽ gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

VCCI cho hay, nếu bỏ giới hạn mức chi hợp lý thì vừa khuyến khích khả năng sáng tạo, kinh doanh và thu lợi nhuận của doanh nghiệp , Nhà nước cũng không thất thu bởi khoản chi của doanh nghiệp này đồng thời là khoản thu của doanh nghiệp khác mà Nhà nước đã đánh thuế đối với khoản thu này.

 

(Theo VEF)

  • Tài chính DNNN vẫn thiếu lành mạnh
  • Bộ Tài chính không cho tăng giá xăng dầu
  • Tiên trách kỷ, hậu trách nhân
  • Đã có dự thảo khung pháp lý mới cho tập đoàn nhà nước
  • Bức tranh doanh nghiệp dưới góc độ thống kê
  • Đơn vị hành chính, sự nghiệp tiếp tục phình to
  • Năm nhiệm vụ chính của Ban Kinh tế trung ương
  • Chính thức triển khai hải quan điện tử trên toàn quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi