Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sữa, xăng dầu,... phải báo cáo giá bán lẻ theo tuần

Kể từ ngày 1/7/2011, hàng loạt mặt hàng thuộc quản lý của Sở Tài Chính như gạo, thịt lợn, thịt bò, gà, rau, dầu ăn thực vật, sữa , xăng, dầu... sẽ phải thực hiện báo cáo giá bán lẻ hàng tuần.

Theo Thông tư về chế độ báo cáo giá cả thị trường vừa được Bộ Tài chính ban hành, có 57 mặt hàng cần báo cáo giá bán lẻ hàng tuần, quý, tháng, năm.

Cụ thể, Sở Tài chính thực hiện báo cáo giá thị trường trong nước hàng tuần, tháng, quý, năm. Việc báo cáo cả tháng được thực hiện vào tuần cuối tháng. Các tháng cuối quý sẽ báo cáo giá thị trường tương ứng.

Các Sở Tài chính cũng chủ động thực hiện báo cáo đột xuất khi giá một số hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá hoặc giá một loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác tại địa phương xảy ra biến động bất thường.

Còn đối với báo cáo giá hàng hoá nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thực hiện báo cáo giá hàng hoá nhập khẩu 15 ngày, hàng tháng quy định và chủ động gửi báo cáo đột xuất khi giá hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục báo cáo giá có biến động bất thường.

Thông tư cũng quy định phương pháp thu thập thông tin giá thị trường. Đối với báo cáo giá thị trường trong nước, có thể thu thập trực tiếp bằng cách cử cán bộ thị trường đến các nhà máy sản xuất, chế biến, chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại để điều tra. Hoặc phương pháp gián tiếp là cơ quan báo cáo giá thị trường có công văn yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp thông tin về giá hàng hóa...
 
Đây được xem là một trong những biện pháp để cơ quan quản lý giá kiểm soát giá tốt hơn của Bộ Tài chính.

Thực tế quản lý giá của chúng ta hiện nay, Phó Giáo sư Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia trả lời báo giới cho rằng, quản lý giá của chúng ta còn kém, buôn bán không hóa đơn, chứng từ. Hệ thống bán lẻ đang hoạt động phi tổ chức dẫn đến tình trạng “té nước theo xăng”, “té nước theo điện” liên tục xảy ra. Để giải thích cho việc tăng giá vô tội vạ, nhiều giới kinh doanh liệt kê hàng loạt chi phí: chi phí lưu thông, lãi suất ngân hàng tăng, tỉ giá ngoại tệ tăng…

Từ đầu tháng 3 đến nay, giá sữa liên tục tăng, tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết không nhận được bất cứ đăng ký tăng giá nào từ tháng 3 tới nay. Qua đó cho thấy giá sữa đang bị các cửa hàng đại lý đẩy lên. Nhìn rộng ra thì các mặt hàng thiết yếu như sữa, thép, thực phẩm... đang trong tình trạng bị mua đứt bán đoạn, buông lỏng khâu phân phối.

(Tamnhin)

  • Bệnh viện càng lớn dùng thuốc ngoại càng nhiều
  • Sắp có chính sách giảm gánh nặng chi tiêu cho công nhân
  • Chưa thể có “giá thị trường” với điện, xăng dầu
  • Bước trưởng thành của ngành dầu khí Việt Nam
  • Tổng kết dự án trồng mới 5 triệu hécta rừng: Đầu tư lớn, hiệu quả thấp
  • Điện nhập từ Trung Quốc tăng 100 triệu kWh/tháng
  • Triển khai các biện pháp không để sốt giá
  • Không tiết giảm điện trên toàn quốc trong tháng 5
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi