Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng cường quản lý giá thuốc

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu các Sở Y tế thực hiện ngay việc báo cáo thực tế tình hình điều chỉnh giá thuốc của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý sau khi đã được Tổ Công tác liên ngành của địa phương xem xét.

Tăng cường giám sát để bình ổn giá thuốc-Ảnh: Chinhphu.vn

Nhằm tăng cường công tác bình ổn giá, kiểm tra, giám sát thị trường thuốc chữa bệnh, góp phần kiềm chế lạm phát và đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu khám, chữa bệnh, Cục Quản lý dược đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác quản lý giá thuốc.

Đồng thời, chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm trên địa bàn đảm bảo cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác phòng, chữa bệnh. Không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, đặc biệt các thuốc thiết yếu, các thuốc chuyên khoa, đặc trị cần thiết cho nhu cầu điều trị.

Cục Quản lý dược yêu cầu Sở Y tế các địa phương, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm đảm bảo nguồn cung, không để thiếu thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh đặc biệt đối với các thuốc trúng thầu cung ứng cho các cơ sở khám, chữa bệnh.

Để công bố giá thuốc kịp thời lên trang web theo quy định, Cục yêu cầu các Sở Y tế thực hiện ngay việc báo cáo về Cục thực tế tình hình điều chỉnh giá thuốc của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý sau khi đã được Tổ Công tác liên ngành của địa phương xem xét.

Công tác tổ chức việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý giá thuốc, kê khai, kê khai lại giá thuốc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn sẽ được tăng cường.

Cục yêu cầu xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc, đặc biệt đối với các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, tăng giá thuốc khi chưa tiến hành kê khai lại theo quy định và chưa được Tổ Công tác liên ngành xem xét tính hợp lý… và tổng hợp báo cáo Bộ Y tế (Cục Quản lý dược, Thanh tra Bộ Y tế).

Đối với một số trường hợp mặt hàng thuốc có khả năng khan hiếm, yêu cầu các doanh nghiệp có giải pháp duy trì nguồn cung, ưu tiên cung ứng cho các cơ sở khám, chữa bệnh và các cơ sở bán lẻ để phục vụ trực tiếp người bệnh.  

Hoạt động kinh doanh đầu cơ, tích trữ thuốc, nguyên liệu làm thuốc, sản xuất cầm chừng hoặc không tiến hành sản xuất, gây khan hiếm thuốc giả tạo, đẩy giá thuốc lên cao nhằm trục lợi bị nghiêm cấm tuyệt đối.

(Theo Nguyệt Hà // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi