Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thu hút vốn FDI tiếp tục tăng tốc

Thu hút vốn FDI tiếp tục tăng tốc
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn FDI đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 307,05 triệu USD, chiếm gần 3,7% tổng vốn đầu tư.

Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục tăng thêm trên 2 tỷ USD trong tháng 4/2013, tạo ra kết quả tương đối khả quan trong 4 tháng đầu năm nếu so sánh với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho hay, tính đến ngày 20/4/2013, cả nước có 341 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 4,873 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2012 và 121 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,34 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2013, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 8,219 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2012.

Cũng trong 4 tháng đầu năm 2013, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 3,75 tỷ USD, tăng 3,9% với cùng kỳ năm 2012.

Trong 4 tháng đầu năm 2013, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 164 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 7,413 tỷ USD, chiếm 90,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 307,05 triệu USD, chiếm gần 3,7% tổng vốn đầu tư.

Nếu tính theo đối tác đầu tư, đã có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,635 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,331 tỷ USD, chiếm 28,4% tổng vốn đầu tư;…

Với việc dự án lọc dầu Nghi Sơn tăng vốn thêm 2,8 tỷ USD, Thanh Hóa là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 2,8 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 34,1% tổng vốn đầu tư.

Thái Nguyên đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,016 tỷ USD, chiếm 24,5% vốn đăng ký, trong đó ghi nhận vai trò của dự án 2 tỷ USD từ Samsung.

Bình Định đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 1,009 tỷ USD với dự án Công ty TNHH Bus Industrial Center của nhà đầu tư Liên bang Nga với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất phụ tùng xe ôtô buýt và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Đáng chú ý, tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) trong 4 tháng đầu năm 2013 dự kiến đạt 25,527 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 64,69% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 23,046 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ 2012 và chiếm 58,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. 

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của khu vực FDI 4 tháng đầu năm năm 2013 đạt 21,763 tỷ USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm hơn 54,16% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2013, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 3,341 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 722 triệu USD.

(Theo Vneconomy)

  • Tiền ít vẫn ham dự án mới
  • Bổ sung thêm nhiều điểm tối
  • Câu chuyện thoái vốn ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước
  • Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động gần bằng số lập mới
  • Trường quốc tế bỗng dưng gặp khó
  • Doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần sẽ được xóa nợ thuế?
  • “Không để tàu Vinashin, Vinalines bị giữ thành “tàu ma”
  • 21.700 tỷ đồng nâng lương tối thiểu công chức?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi