Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiếu trầm trọng xe cứu thương

TPHCM hiện có hơn 6,5 triệu dân thường trú và khoảng 2 triệu dân tạm trú, nhưng chỉ có 159 xe cứu thương với nòng cốt là 15 xe của Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương.

Theo bệnh viện này, trong tổng số 15 xe, 5 xe chưa đủ phương tiện cấp cứu. Ngoài ra, có 2 xe môtô dành cho cấp cứu di động và giải toả khi tắc nghẽn giao thông do đào đường, 'lô cốt.'

Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 8 triệu dân nhưng chỉ có 159 xe cứu thương. Ảnh: Lê Nguyễn
Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 8 triệu dân nhưng chỉ có 159 xe cứu thương. Ảnh: Lê Nguyễn.

Bà Nguyễn Thị Huệ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TPHCM, cho biết, ngoài 15 xe của Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, còn có xe cấp cứu tại các bệnh viện quận, huyện, trung tâm y tế dự phòng và bệnh viện tuyến trung ương đóng trên địa bàn, nhưng thực chất số xe này chủ yếu dùng vào mục đích chuyển viện, người dân không thể gọi tới như 115.

Khảo sát trên 17 địa phương phía Nam cho thấy có tỉnh còn chưa có xe cấp cứu 115 như Bình Phước. Ngoài ra, trong số 74 xe cấp cứu được thống kê ở phía Nam có 52% chưa được trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu. 

Phó giám đốc Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, Đỗ Khắc Huy, cho rằng, bệnh viện còn 8/15 xe có máy giúp thở, 7/15 xe có máy phá rung, 10/15 xe có máy đo ECG, 10/15 xe có valy dụng cụ hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên, nhiều xe cứu thương của các quận, huyện thiếu máy thở.

Anh Long Quân, một người dân ở quận 3, TPHCM, nói rằng nhiều lần đi làm thấy cảnh tai nạn giao thông có người bị thương, liền lấy di động gọi cấp cứu 115 nhưng chờ mãi mới có người bắt máy. “Có lúc họ bảo bệnh viện hết xe, có khi họ bảo mình gọi taxi vì xe 115 đang bị kẹt xe do đường sá đang bị lô cốt phong tỏa”, anh nói.

Theo Trung tâm cấp cứu TPHCM, do thiếu xe cứu thương, mỗi năm có 200 bệnh nhân tử vong trước khi xe cấp cứu đến nơi. Ảnh: Xuân Phú
Theo Trung tâm cấp cứu TPHCM, do thiếu xe cứu thương, mỗi năm có 200 bệnh nhân tử vong trước khi xe cấp cứu đến nơi. Ảnh: Xuân Phú.

Theo Trung tâm Cấp cứu TPHCM, việc thiếu trầm trọng xe cứu thương khiến cho mỗi năm có khoảng 200 bệnh nhân tử vong trước khi xe cứu thương đến nơi. “Ngoài chuyện thiếu xe, tình trạng không nhường đường cho xe cứu thương, đường kẹt cứng do đào khiến khi xe đến được nơi thì bệnh nhân đã qua đời”- lãnh đạo Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương nói.

Ngày 22 - 10, Hội Chữ thập đỏ TPHCM phát động cuộc vận động kêu gọi tài trợ xe cứu thương cho thành phố mang tên Nối nhịp sống- Chở niềm tin. Chương trình dự kiến kéo dài đến năm 2014, cung cấp cho TPHCM khoảng 25 xe cứu thương.

Lợi dụng việc thiếu trầm trọng xe cứu thương, không ít tư nhân đã móc nối với bệnh viện hoặc bác sĩ mua xe cứu thương rồi dán logo cứu thương để làm ăn. Nhiều người bệnh vì mong muốn được cấp cứu kịp thời, hoặc chuyển viện nên bị chủ xe cứu thương này chặt chém vô tội vạ. Mới đây, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải TPHCM phát hiện, thu giữ 9 xe cứu thương giả.

* Sau 2 năm khảo sát, các bác sĩ Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương TPHCM cho biết, cứ 100 người dân TPHCM thì chỉ có 32 người biết số điện thoại cấp cứu là 115. Nhiều người không biết hay gọi nhầm sang số khác hoặc gọi sang Bệnh viện Nhân dân 115. Khảo sát cho thấy nhiều người biết gọi cấp cứu 115 là cần thiết nhưng họ muốn tự đưa người thân đến bệnh viện vì sợ kẹt xe, lô cốt…

(Theo Lê Nguyễn // Tienphong Online)

  • Ứng phó nguy cơ khan hiếm nước
  • Xây dựng xã hội học tập- chiến lược của giáo dục Việt Nam
  • Đề xuất tăng trợ cấp cho cựu thanh niên xung phong
  • Cuối năm sẽ có chính sách ưu đãi CBCCVC vùng đặc biệt khó khăn
  • CPI tháng 10 tăng hơn 1%
  • Thu hồi sản phẩm bóng hơi có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ
  • Đòn bẩy thị trường và những lực cản
  • Công nghiệp sáng tạo còn yếu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi