Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiêu chí xét chọn doanh nghiệp xuất khẩu uy tín

Thu hoạch càphê chuyên canh ở Kon Tum. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Ngày 16/12, Bộ Công Thương đã thông báo về tiêu chí xét chọn Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín Việt Nam năm 2010.

Theo tiêu chí đề ra, các doanh nghiệp được xét chọn thuộc diện xuất khẩu một trong 20 mặt hàng: gạo, càphê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè các loại, rau củ quả, sản phẩm thịt, thủy hải sản, sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa, điện tử và linh kiện điện tử, dây điện và cáp điện, vật liệu xây dựng, sản phẩm cơ khí, dược và thiết bị y tế, túi sách, va li, mũ và ô dù.

Doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, không lỗ trong hai năm 2008 và 2009; không vi phạm luật kinh doanh quốc tế và các luật khác; không bị các đối tác khiếu kiện về kỹ thuật thương mại, thương phẩm, thương hiệu; thực hiện nghiêm túc các hợp đồng xuất khẩu, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển xuất khẩu, đến uy tín của giới doanh nhân Việt Nam; hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.

Đặc biệt, các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu năm 2009 các mặt hàng đạt mức tối thiểu như sau: Gạo (6 triệu USD); càphê (10 triệu USD); cao su (trong đó, cao su nguyên liệu 5 triệu USD và cao su thành phẩm 2 triệu USD); hạt tiêu (4 triệu USD); hạt điều (6 triệu USD); chè các loại (1 triệu USD); rau củ quả (2 triệu USD); sản phẩm thịt (1 triệu USD).

Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của thủy hải sản (10 triệu USD); sản phẩm gỗ (8 triệu USD); dệt may (15 triệu USD); giày dép (20 triệu USD); thủ công mỹ nghệ (2 triệu USD); sản phẩm nhựa (3 triệu USD); điện tử và linh kiện điện tử (10 triệu USD); dây điện và cáp điện (5 triệu USD); vật liệu xây dựng (3 triệu USD); sản phẩm cơ khí (3 triệu USD); dược (0,5 triệu USD), thiết bị y tế (1 triệu USD); túi sách, va li, mũ và ô dù (3 triệu USD).

Sau khi xét chọn, danh sách doanh nghiệp xuất khẩu uy tín Việt Nam năm 2010 được công bố chính thức trên các trang web của Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại, Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và một số phương tiện truyền thông.

Đây là năm thứ bảy Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ ngành, Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội ngành hàng và một số cơ quan hữu quan tiến hành xét chọn danh hiệu này./.
 
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)

  • Kiểm soát chuyển giá
  • Điện tiếp tục căng thẳng
  • Đầu tư cho dân số để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
  • Doanh nghiệp thuộc Vinashin được vay để trả nợ tiền lương
  • 10 sự kiện nổi bật ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2010
  • Thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán
  • 5 năm tiết kiệm trên 4 tỷ kWh điện
  • Tạo đột phá cho hợp tác xã
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi