Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tuyến tàu trên cao kết nối Hà Đông - Xuân Mai

Ông Đặng Hoàng Huy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai cho biết, Công ty vừa đề xuất với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng tuyến tàu trên cao Hà Đông - Xuân Mai.

Tuyến tàu trên cao một ray này có tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng với tổng chiều dài tuyến là 20km và thi công trong vòng 2 năm.

Theo thiết kế, từ 2 ga đầu - cuối là thị trấn Xuân Mai - bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông), tuyến tàu sẽ bám theo lề bên phải quốc lộ 6 với 4 ga trung gian gồm Gốt, Đông Phương Yên, Chúc Sơn và Mai Lĩnh.

Quy mô vận chuyển ban đầu dự tính 20.000 lượt hành khách/ngày và công suất vận chuyển sẽ điều chỉnh tăng thêm để đáp ứng nhu cầu thực tế.

Theo quy hoạch định hướng phát triển thủ đô Hà Nội, Xuân Mai sẽ kết hợp với Hòa Lạc, Miếu Môn tạo thành chuỗi các đô thị, hình thành khu vực phát triển mới của thành phố nhằm giảm áp lực cho khu vực nội thành.

Tuy nhiên, tuyến giao thông chủ đạo nối Hà Nội với thị trấn Xuân Mai và các tỉnh miền núi phía Tây Bắc là trục Quốc lộ 6 với 2 làn xe nên hiện tượng ùn tắc thường xuyên xảy ra, nhất là vào giờ cao điểm.

Hiện tại cũng chỉ có một tuyến xe buýt duy nhất nối Hà Đông - Xuân Mai với lưu lượng 30 phút/chuyến nên người tham gia giao thông chủ yếu bằng phương tiện cá nhân. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra trên tuyến đường này.

Vì vậy, dự án tuyến tàu trên cao Hà Đông - Xuân Mai được xây dựng sẽ kết hợp với tuyến đường sắt nội thành Cát Linh - Hà Đông và cùng với các tuyến xe buýt hiện có hình thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh cho khu vực phía Tây Nam thành phố Hà Nội.

Như vậy, thời gian di chuyển trên chặng đường 22km Hà Đông - Xuân Mai sẽ chỉ còn 25 phút thay vì mất từ 40 đến 60 phút như hiện nay.

Cũng theo ông Huy, ưu thế lớn nhất của Vinaconex Xuân Mai khi triển khai dự án này là kinh nghiệm về thiết kế, sản xuất, thi công các công trình sử dụng cấu kiện bê tông dự ứng lực tiền chế như dầm cầu khẩu độ lớn.

Tàu trên cao là một giải pháp mang tính đột phá, được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới với ưu điểm là giải quyết tận gốc tình trạng tắc nghẽn và tai nạn giao thông. Phương pháp vận tải hành khách này vừa hiệu quả, vừa dễ dàng tăng công suất vận chuyển khi có nhu cầu.

Đặc biệt, mặt bằng thi công không lớn nên sẽ giảm thiểu giải phóng mặt bằng - yếu tố khó khăn nhất khi triển khai các dự án giao thông hiện nay; đồng thời khi thi công ít ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến đường hiện hữu./.

(Theo (TTXVN/Vietnam+ // Hanoimoi Online)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi