Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xóa nợ thuế với một số doanh nghiệp Nhà nước

(Ảnh minh họa: Phạm Hậu/TTXVN).
Bộ Tài chính mới ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước sắp xếp chuyển đổi trước ngày 1/7/2007.

Đối tượng được xử lý xóa nợ bao gồm các tổng công ty, công ty, nhà máy, xí nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; tổ chức hạch toán độc lập... thực hiện sắp xếp, chuyển đổi trước 1/7/2007 theo quyết định của cấp có thẩm quyền bao gồm doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hóa; doanh nghiệp Nhà nước thực hiện giao, bán; doanh nghiệp Nhà nước sáp nhập vào doanh nghiệp Nhà nước khác.

Các khoản nợ được xử lý bao gồm các loại thuế doanh thu, giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, xuất khẩu, nhập khẩu, nhà đất, lợi tức, thu nhập doanh nghiệp, tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Các khoản thu được xử lý gồm tiền sử dụng đất, thuê đất, thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, khấu hao cơ bản, phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước; tiền phạt chậm nộp.

Hồ sơ xóa nợ thuế được quy định cụ thể tùy theo từng đối tượng được xóa nợ theo quy định.

Căn cứ quyết định của Bộ Tài chính, các đối tượng được xóa nợ thực hiện hạch toán và điều chỉnh số liệu quyết toán tài chính, thuế theo chế độ quy định.

Cục thuế, hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nợ thuế trong thời gian là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của doanh nghiệp.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 26/4./.
Bộ Tài chính mới ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước sắp xếp chuyển đổi trước ngày 1/7/2007.

Đối tượng được xử lý xóa nợ bao gồm các tổng công ty, công ty, nhà máy, xí nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; tổ chức hạch toán độc lập... thực hiện sắp xếp, chuyển đổi trước 1/7/2007 theo quyết định của cấp có thẩm quyền bao gồm doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hóa; doanh nghiệp Nhà nước thực hiện giao, bán; doanh nghiệp Nhà nước sáp nhập vào doanh nghiệp Nhà nước khác.

Các khoản nợ được xử lý bao gồm các loại thuế doanh thu, giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, xuất khẩu, nhập khẩu, nhà đất, lợi tức, thu nhập doanh nghiệp, tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Các khoản thu được xử lý gồm tiền sử dụng đất, thuê đất, thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, khấu hao cơ bản, phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước; tiền phạt chậm nộp.

Hồ sơ xóa nợ thuế được quy định cụ thể tùy theo từng đối tượng được xóa nợ theo quy định.

Căn cứ quyết định của Bộ Tài chính, các đối tượng được xóa nợ thực hiện hạch toán và điều chỉnh số liệu quyết toán tài chính, thuế theo chế độ quy định.

Cục thuế, hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nợ thuế trong thời gian là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của doanh nghiệp.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 26/4./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

  • Kiềm chế và ngăn ngừa lạm phát cao trở lại
  • An cư cho người thu nhập trung bình: Đã có lời giải
  • Tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển thuận lợi
  • Lương công chức và cải cách hành chính
  • Quản lý chất lượng công trình xây dựng: Kiểm tra hay “cưỡi ngựa xem hoa”?
  • Thêm 500 triệu m3 nước giải hạn cho nông nghiệp
  • Làm sách dạy 100 nghề cho nông dân
  • Tạo bước chuyển về nhận thức và quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục đại học
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi