Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chưa đưa nhà ở vào diện bị đánh thuế

Sáng nay (15/3), tại phiên họp thứ 29, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã đưa ra đề nghị chưa đưa nhà ở vào diện chịu thuế và nhận được sự đồng thuận cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi xem xét dự án Luật Thuế nhà đất.
 
Nhà ở không bị đưa vào diện bị đánh thuế

Một trong những lý do được đưa ra cho việc chưa đánh thuế nhà ở là chưa tìm thấy sự đồng thuận từ phía người dân cũng như giữa các cơ quan có liên quan. Mặt khác, tại thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế chưa thực sự ổn định, đời sống người dân trong nước còn nhiều khó khăn, việc áp dụng thuế nhà sẽ tác động nhất định đến một bộ phận người dân; việc tổ chức thực thi luật có thể gặp khó khăn do nhiều điều kiện đảm bảo thực thi chưa đầy đủ, đồng bộ; số thu từ thuế nhà cho ngân sách Nhà nước ước tính không lớn, trong đó chi phí cho công tác hành thu lại không nhỏ.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận, giá nhà của Việt Nam hiện nay thực chất là giá đất. Nhà là tài sản mà nước ta lại chưa có thuế tài sản, nên nếu đánh thuế nhà là không hợp lý. Còn Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cũng cho rằng giá trị của bản thân cái nhà không phải là lớn, vì không đánh thuế vào nội thất do vậy giá trị không đáng kể.
 
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thảo luận sôi nổi về vấn đề xử lý và đánh thuế đối với đất lấn chiếm. Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, nội dung quy định trong dự thảo chưa bao quát hết các trường hợp trên thực tế. Theo dự thảo luật, diện tích đất tính thuế là phần diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trường hợp chưa có giấy chứng nhận thì sẽ là diện tích thực tế đang sử dụng. Trong khi đó có một thực tế là có nhiều trường hợp diện tích lấn chiếm còn lớn hơn diện tích ghi trong giấy chứng nhận.

Do vậy, Ủy ban này đề nghị, bên cạnh quy định thu thuế theo diện tích đất sử dụng thực tế, cần phải bổ sung thêm quy định về mức thuế suất đối với đất lấn chiếm là 0,15%. Cũng có nhiều đại biểu đồng tình với đề xuất của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam lại không đồng tình với đề xuất này. Theo Thứ trưởng, nếu thu thuế đất lấn chiếm, người dân coi biên lai thu thuế phần đất này là bằng chứng thừa nhận tính hợp pháp của diện tích đất lấn chiếm thì sẽ không hạn chế được vấn nạn này.

Ông Nam đề nghị phương án nếu phần đất lấn chiếm sau này được hợp pháp hóa thì truy thu thuế, còn nếu bị thu hồi thì thôi. Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng cần phải xem xét kỹ vấn đề này vì không thể thu thuế diện tích đất lấn chiếm dựa trên cơ sở pháp lý không minh bạch.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi